Các chất cấm trong chăn nuôi nguy hại đến sức khỏe con người như nào?

Danh mục chất cấm trong chăn nuôi hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, quy định 25 loại chất cấn sử trong chăn nuôi được thể hiện ở bảng sau:

Xem đầy đủ danh mục 25 loại chất cấm trong chăn nuôi tại: Tại đây

Danh mục chất cấm trong chăn nuôi hiện nay? Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt tới 160 triệu đồng? (Hình từ internet)
Việc ghi nhãn thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, việc ghi nhãn thức ăn chăn nuôi phải thực hiện như sau:
- Nội dung thể hiện trên nhãn thức ăn chăn nuôi được quy định lại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.
Bạn đang xem: Các chất cấm trong chăn nuôi
- Thức ăn chăn nuôi là hàng rời khi lưu thông phải có tài liệu kèm theo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT, trừ trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống chưa qua chế biến và bán trực tiếp cho người chăn nuôi.
- Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông không phải ghi nhãn theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải có dấu hiệu trên bao bì để nhận biết, tránh nhầm lẫn và có tài liệu kèm theo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.
- Thức ăn chăn nuôi chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin về tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành.
Như vậy, việc ghi nhãn thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo quy định chung tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.
Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào từng loại thức ăn chăn nuôi khác nhau mà việc ghi nhãn thức ăn chăn nuôi sẽ có những quy định riêng (điển hình là thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu không phải ghi nhãn nhưng phải có dấu hiệu, tài liệu thèm theo theo quy định).
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
Tại khoản 4, khoản 5 Điều 28 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi (một số cụm từ được thay thế bởi khoản 15 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP), việc xử phạt hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi...4. Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử phạt như sau:a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.5. Biện pháp khắc phục hậu quảa) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;b) Buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.Như vậy, việc sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị phạt nặng với mức tiền lớn. Trên đây là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với số tiền phạt lên đến 160 triệu đồng.
Đồng thời, các nhân tổ chức vi phạm buộc áp dụng biện pháp tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm. Nặng hơn, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 46.000 - 49.000 đ/kgGiá heo (lợn) hơi Yên Bái, Lào Cai 46.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Hưng Yên 49.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 47.000 - 51.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Thanh Hóa 47.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Bình Định, Lâm Đồng 51.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 49.000 - 52.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi TP.HCM, Cà Mau 52.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai, Tây Ninh 49.000 đ/kg
Chất cấm là gì?
Chất cấm trong chăn nuôi là toàn bộ các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và được luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất.
Loại chất cấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là các chất hormone kích thích tăng trọng hay còn gọi là “chất tạo nạc” là một hợp chất hóa học tổng hợp phenethanolamine thuộc họ chất chủ vận β- agonistđược xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới.
Các chất chủ vận beta hay chất chủ vận thụ thể hormone tuyến thượng thận beta có tác dụng duỗi các cơ của đường dẫn khí, làm giãn rộng đường dẫn khí và dẫn đến việc hô hấp dễ dàng hơn. Chúng là một lớp các tác nhân bắt chước giao cảm tác động trên các thụ thể tuyến thượng thận beta.
Xem thêm: Sym Shark 125Cc, Một Chiếc Xe Đáng Sử Dụng!, So Sánh 2 Xe Máy Honda Sh Mode Và Sym Shark

Hình 1: Các hợp chất nhóm β- agonist làm giãn phế quản
Các hormone sinh trưởng thuộc nhóm β – agonists có tác dụng kích thích tăng cường quá trình trao đổi chất, chúng điều khiển các chất dinh dưỡng hướng vào mô cơ mà không hướng vào mô mỡ, nhờ đó làm tăng tỷ lệ nạc.
Sự tác động của nhóm β – agonists
Trên động vật, khi được cho ăn với 1 lượng lớn (1.000-6.000mg) mỗi ngày, nhóm chất này kích thích tuyến thượng thận sản sinh corticoid (làm béo) và làm chuyển hóa nhanh các mô mỡ để tăng khối lượng nạc, các sợi cơ phình ra làm tăng tỷ lệ thịt mông, đùi, làm cho da bóng mượt.
Để kích thích vật nuôi (chủ yếu là heo, gà) tăng trọng lượng nhanh chóng trong 1 khoảng thời gian quá ngắn, làm cho hàm lượng các hóa chất này tồn dư trong cơ thể vật nuôi quá cao → khi con người ăn thịt từ những vật nuôi đó → về lâu dài các hóa chất tạo nạc đó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Hình 2: Sự khác nhau độ dầy da lưng của heo có sử dụng và không sử dụng hợp chất nhóm β- agonist
Tồn dư của nhóm β – agonists
Đến nay, nhiều nghiên cứu cho thấy khi sử dụng hormone trong chăn nuôi sẽ dẫn đến tình trạng tồn dư hormone trong sản phẩmđộng vật, có thể làm rối loạn cân bằng hormone của người khi sử dụng và gây tác hại đến môi trường, khi hormone được thải ra ngoài, các loại sinh vật khác ăn phải cũng có khả năng gây rối loạn sinh sản, sinh trưởng.
Việc tồn dư hormone sinh trưởng trong thực phẩm là nguyên nhân gây ra những thay đổi bất thường cho sự phát triển của cơ thể, gây biến đổi gene, tác nhân gây ung thư và kích thích những khối u phát triển nhanh hơn.
Ăn thực phẩm tồn dư các hormone thuộc nhóm b-agonist như salbutamol clenbuterol, có thể gây run cơ, tim đập nhanh, thần kinh bị kích thích trong thời gian nhiều ngày. Sử dụng hormone kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi cũng gây một số thiệt hại kinh tế trực tiếp như hao hụt lúc giết mổ cao, sự biến đổi màu thịt rất nhanh, thịt mau bị hư hỏng.

Hình 3: Sự khác nhau về màu sắc của thịt heo có sử dụng nhóm b-agonist
Danh mục một số chất cấm trong chăn nuôi
Đến thời điểm hiện tại, theo quy định của luật pháp Việt Nam thì có tất cả 22 loại chất cấm không được sử dụng trong chăn nuôi như bảng dưới đây.
Bảng 1: Danh mục chất cấm theo Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT


Hình 4: Kiểm tra sử dụng chất cấm trong trang trại nuôi heo
Cách nhận biết thịt heo có chất cấm
Trước tình trạng thịt heo bị nhiễm chất kích nạc khiến người tiêu dùng quan ngại khi sử dụng sản phẩm này. Trong khi loại thực phẩm này lại được dùng rất phổ biến và cần thiết cho cuộc sống nên người tiêu dùng cần phân biệt thịt heo chứa chất cấm và thịt của giống heo siêu nạc để có thể chọn được loại thực phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe cho gia đình dựa vào những đặc điểm sau:
Đặc điểm thịt theo siêu nạc: Khi heo còn sống, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong. Trên da còn xuất hiện đốm đỏ, heo đi đứng nặng nề, thậm chí còn bại liệt do xương bị mục.
Heo có nạc nhiều vun cao (nạc gần sát với da), heo có mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4- 1cm (heo bình thường dày 1,5-2 cm). Thịt heo có màu đỏ như thịt bò, không còn mềm mại (thịt heo bình thường có màu hồng tự nhiên và mịn); khi nấu nướng bị mất chất béo và mùi vị thơm ngon.

Hình 5: Các dấu hiệu nhận biết heo có sử dụng chất cấm
Heo dùng một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng…), khi giết thịt thì thịt thường có màu đỏ sậm ngả sang đen, thịt mất đi tính hấp dẫn vốn có. Hoặc trên bề mặt da, đặc biệt ở các vị trí khớp, khuỷu… có những quầng chấm đỏ lan rộng, pha lẫn sậm đen.
Đặc điểm: thịt heo tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò.
Trên đây là một số thông tin về chất cấm, danh mục các chất cấm và cách nhận biết thịt heo có sử dụng chất cấm./.