Danh Sách Thuốc Giảm Cân Bị Cấm Ở Việt Nam, Danh Sách Thuốc Giảm Cân Độc Hại Bị Cấm Lưu Hành
Dù đã được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện truyền thông nhưng một số chị em vẫn mua phải các loại thuốc giảm cân kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp đầy đủ danh sách thuốc giảm cân độc hại thường gặp để bạn có thể phòng tránh!

Thuốc giảm cân có hại không?
Thực tế việc giảm cân bằng thuốc giảm cân không được khuyến khích bởi việc lạm dụng thuốc giảm cân quá mức có thể gây nghiện thuốc tương tự như nghiện ma túy. Khi không sử dụng sẽ gây ra cảm giác chán nản, muốn tự tự, thậm chí một số trường hợp còn bị suy tim, mù vĩnh viễn…
Theo phân tích từ các chuyên gia, thuốc giảm cân hoạt động theo nguyên tắc tác động trực tiếp vào hệ tiêu hóa và những bộ phận tích trữ mỡ lớn nhằm ngăn chặn sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, gây nên cảm giác chán ăn. Từ đó, thuốc giảm cân làm giảm hàm lượng dinh dưỡng cơ thể nạp vào và giúp giảm béo.
Bạn đang xem: Danh sách thuốc giảm cân bị cấm
Tuy nhiên, các loại thuốc giảm cân lại chứa các thành phần như sterculia, Methylcellulose nằm ở ruột gây hút nước và làm đầy bụng. Đối với những người bị chứng hẹp đường tiêu hóa có thể gây tắc ruột.
Bên cạnh đó, một số thành phần chứa nội tiết tuyến giảm có khả năng gây ức chế tuyến giáp, dẫn tới bướu cổ và làm hại cơ tim. Ngoài ra, một số hoạt chất amphetamin, benzedrine, phenamin… có khả năng tác động đến hệ thần kinh gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho hệ thần kinh, có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Nhận diện các loại thuốc giảm cân độc hại
Có vô vàn các loại thuốc giảm cân được bày bán trên thị trường từ hàng trong nước cho đến hàng xách tay, nhập khẩu. Không ít trong số đó là những loại thuốc kém chất lượng, thành phần độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhà sản xuất lợi dụng tâm lý muốn giảm béo nhanh mà không cần ăn kiêng hay vận động của hầu hết chị em để đưa ra những lời quảng cáo “có cánh”.
Thậm chí, một số sản phẩm giảm cân đã bị cấm lưu hành trên thị trường nhưng bằng một cách nào đó vẫn được bày bán công khai. Việc mua bán thuốc giảm cân ở nước ta rất dễ dàng vì việc quản lý khá lỏng lẻo. Bạn không cần phải có kê đơn hay chỉ định từ bác sĩ vẫn mua được sản phẩm ở các cửa hàng, đại lý, nhà thuốc hoặc sàn thương mại điện tử. Vậy làm sao để “nhận diện” được đâu là sản phẩm độc hại để phòng tránh? Hãy cùng tham khảo quả bài viết này của Seoul
Spa.Vn

Chứa các thành phần độc hại
Dinitrophenol: Đây là chất có tác dụng hỗ trợ giảm cân nhưng mang lại rất nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, làm nhịp tim tăng nhanh, tăng thân nhiệt, thậm chí ngừng tim. Chất này cũng là thành phần được dùng để sản xuất thuốc nhuộm, thuốc diệt cỏ đã bị cấm dùng trong việc điều chế thuốc cho người.
Sibutramine: Chất này được ứng dụng để chữa béo phì tuy nhiên nếu dùng thường xuyên sẽ gây ra tác động xấu cho gan, tim mạch, làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ.
Ipecac: Người ta thường dùng chất này để “rửa ruột” cho các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Được chiết xuất từ phần rễ và thân cây Cephaline ipecacuanha, thành phần Ipecac có chứa các chất ancaloit, emetin gây nôn mửa, ngộ độc nặng nếu dùng lâu ngày, thậm chí chúng còn gây suy tim, ảnh hưởng đến tính mạng.
Guar Gum: Chất này có công dụng tạo cảm giác đầy bụng, đầy hơi có thể gây tắc nghẽn thực quản.
Phenylpropanolamine: Gây mất ngủ, đau ngực, tăng huyết áp, kích thích dây thần kinh trung ương.
Ephedra: Làm rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ và tăng rủi ro nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều thành phần độc hại khác không thể liệt kê hết trong phạm vi bài viết, do đó khi mua hàng mọi người cân xem xét kỹ bảng thành phần để tránh mua phải các loại thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ, dược sĩ hoặc những người có chuyên môn.
Tác hại của thuốc giảm cân kém chất lượng
Có một sự thật là thuốc giảm cân càng nhanh thì càng nguy hiểm cho sức khỏe. Các biện pháp giảm béo cần phải tuân theo cơ chế sinh lý cũng như nguyên tắc khoa học. Nếu uống thuốc giảm cân vô tội vạ có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường:
Gây chán ăn: Rất nhiều loại thuốc giảm cân chứa các chất ức chế thần kinh trung ương để tạo cảm giác chán ăn, cơ thể hấp thu kém. Đi kèm với đó là những tác dụng phụ như chân tay bủn rủn, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, thiếu máu… Cơ thể bị thiếu chất, không có đủ dinh dưỡng sẽ dẫn đến suy kiệt, da nhăn nheo, rụng tóc, hình thành sỏi thận, loãng xương…
Tiêu chảy, thiếu nước: Một số loại trà giảm cân hoặc thuốc giảm cân có thành phần thuốc xổ, thuốc nhuận tràng để giảm lượng nước trong cơ thể, gây rối loạn điện giải, ảnh hưởng đến hệ bài tiết. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì có thể làm suy giảm chức năng thận, không đào thải được chất độc, bài tiết mất kiểm soát… thậm chí dẫn đến tử vong.

Khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh: Khi cơ thể bị thiếu nước hoặc thiếu dưỡng chất, tim phải co bóp nhanh hơn để đẩy máu đi nuôi tế bào, làm tăng nguy cơ suy tim. Chưa hết, các loại thuốc giảm cân chứa hợp chất sibutramine còn ảnh hưởng đến tâm trạng, gây ảo giác.
Dù có rất nhiều tác hại cho sức khỏe người dùng nhưng nhiều đơn vị vẫn bất chất để sản xuất vì ngành này mang lại lợi nhuận siêu khủng. Nguy hiểm hơn, các triệu chứng này thường không biểu hiện ngay sau khi uống mà độc tố sẽ tích tụ dần trong cơ thể cho đến khi bạn phát hiện thì đã muộn. Mỗi năm, các bệnh viện tiếp nhận hàng trăm ca bị rối loạn tiêu hóa, suy gan, rụng tóc do uống thuốc giảm cân kém chất lượng.

Danh sách thuốc giảm cân độc hại bạn cần tránh xa
Danh sách thuốc giảm cân độc hại được cập nhật ngày càng nhiều, cả các sản phẩm trong nước và nước ngoài, bạn có thể tham khảo để hạn chế mua nhầm các loại thuốc độc hại.
Danh sách thuốc giảm cân độc hại tại Việt Nam
Viên giảm cân Lishou: Chứa thành phần Sibutramine gây nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Giảm cân Áo Đình: Làm mất nước, khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chân tay bủn rủn, chán ăn.
2 Day Diet Nhật Bản Linh Chi: Có chứa Phenamin và Benzedrine ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây nghiện nếu dùng quá liều.
Kẹo dứa giảm cân: Sản phẩm được quảng cáo rất nhiều trên mạng xã hội, tuy nhiên cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện thành phần Sibutramine và Phenolphtalein gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Giảm cân Tiến Hạnh: Chứa thành phần sibutramine làm ức chế cảm giác thèm ăn, khiến cơ thể đau đầu, suy nhược.

Trà giảm cân Slim Be: Tương tự như các sản phẩm trong danh sách thuốc giảm cân độc hại ở trên, Slim Be cũng chứa các chất gây nguy hiểm cho sức khỏe, đã bị cấm lưu hành.
Cà phê giảm cân Go Coee: Chứa các chất cấm nhiều độc tính, gây tác dụng phụ, biến chứng về tim mạch cho người dùng.
Cà phê giảm cân Hoàng Gia Phát: Tháng 4 vừa qua, sản phẩm đã bị phát hiện chứa các chất bị Bộ Y tế cấm dùng trong tân dược hoặc thực phẩm chức năng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Viên giảm cân Baschi Thái Lan: Đây cũng là một sản phẩm chứa thành phần Sibutramine bạn nên tránh xa nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Loss Weight Phục Linh Collagen: Sản phẩm đã được chứng minh có nhiều thành phần ảnh hưởng đến thần kinh, tim mạch, bạn không nên sử dụng.
Golean Detox Thuốc giảm cân 2 Day Diet Nhật Bản: Thuốc được lưu hành tại Việt Nam, đã được FDA tiến hành phân tích và kết quả có chứa phenolphtalein và Sibutramine, 2 chất này đều bị cấm dùng trong thực phẩm chức năng.

Viên uống giảm cân SEVEN DAYS: Cục an toàn thực phẩm đã kiểm tra và cho biết sản phẩm chứa chất Sibutramine gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
DIAMOND Power Slim: Tương như như trên, sản phẩm này cũng chứa Sibutramine với hàm lượng 10,46 mg/viên, tác động xấu đến tim mạch và hệ thần kinh.
Ngoài ra, danh sách thuốc giảm cân độc hại còn rất nhiều cái tên khác như: Slim Phục Linh Plus; Slimming TIGI MAX 28; Viên uống giảm cân Best Slim; Viên giảm cân Fasting Diet, Viên giảm cân Zhen de Shou, Viên giảm cân Imelda Perfect Slim…
Tham khảo:
Danh sách thuốc giảm cân độc hại bị FDA cấm lưu hành
FDA là cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, được thành lập từ năm 1906. Tiêu chuẩn của FDA được đưa ra để giảm sát chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ thuộc danh mục quản lý được lưu hành tại Mỹ. Bất kỳ sản phẩm nào muốn bán ở thị trường này đều phải tuân thủ các quy định do cơ quan quản lý đưa ra.

Có thể coi chứng nhận của FDA là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng, hiệu quả và tính an toàn của sản phẩm. Cơ quan này cũng đã đưa ra khuyến cáo danh sách thuốc giảm cân độc hại với hơn 47 mặt hàng bạn cần lưu ý:
Slim Waist FormulaSlimbionic
Slim Tech
JM Fat Reducer
Slim 3 in 1Venom Hyperdrive 3.0Miaozi Mei
Miao
Qian
Zi
Jiao
Nang
Imelda Perfect Slim. Perfect Slim 5x
Miaozi Slim Capsules. Body Creator
Reduce Weight
Perfect Slim
Triple Slim3 Days Fit21 Double Slim8 Factor Diet
Extrim Plus 24 Hour Reburn
Slim Waist Formula
Slim Fast7 Diet Day/Night Formula
Lida Dai
Daihua
Body Shaping
Fitness Essence Slim 3 in 1 Extra Slim Formula
Slimming Formula
Slim Burn
Slim 3 in 1 Extra
Slim Up
Phyto Shape
Somotrim
Waist Strength Formula
Slim Express 4 in 124 Hours Diet7 Day Herbal Slim
Body Slimming
Slim 3 in 1 M18 Royal Diet
Super slim
Trim 2 Plus
Xsvelten
Slim 3 in 1 Slim Formula
Slim Express 360Slim Waistline
Zhen de Shou
Eight Factor Diet 2 Day Diet
Sliminate
Super Fat Burner
Starcaps
Meili
Sana Plus
Dù có có rất nhiều sản phẩm giảm cân độc hại được thống kê, tuy nhiên vẫn chưa thể đầy đủ. Mỗi ngày trên thị trường sẽ xuất hiện nhiều mặt hàng mới, các đơn vị sản xuất cũng có những thủ đoạn tinh vi hơn như thay đổi tên sản phẩm, bao bì… Do đó cách tốt nhất để tự bảo vệ mình là bạn phải trang bị kiến thức cần thiết.

Hiện nay, cách giảm cân tốt nhất vẫn là dựa vào việc điều chỉnh chế độ ăn uống cùng vận động để đốt cháy calo. Nếu bạn muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào hỗ trợ, nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.
Ngoài ra, khi cần lấy lại vóc dáng nhanh chóng, bạn có thể tìm hiểu thêm các phương pháp giảm cân công nghệ cao an toàn tại Thẩm Mỹ Viện Seoul
Spa.Vn. Liệu trình giảm béo ở đây đã được kiểm định về hiệu quả và độ an toàn, có sự theo dõi tư vấn của bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, do đó bạn có thể an tâm hơn khi thực hiện.
Hi vọng việc tổng hợp danh sách thuốc giảm cân độc hại trên đây sẽ giúp bạn phòng tránh được những rủi ro không đáng có. Mọi thắc mắc về liệu trình hay phương pháp giảm cân an toàn, bạn có thể liên hệ với Seoul
Spa.Vn để được tư vấn tại hotline: 1900 6947
Phái đẹp cần biết danh các loại thuốc giảm cân độc hại để tránh rước họa vào thân, gây nguy hiểm đến sức khỏe
Ngoài chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên, nhiều người còn sử dụng thuốc giảm cân để tăng cường hiệu quả giảm béo. Thế nhưng với tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng tràn lan trên thị trường, bạn có thể vô tình dùng phải thuốc giảm cân độc hại mà không biết. Vậy đó là những loại thuốc nào? Bazaar Vietnam sẽ liệt kê danh sách thuốc giảm cân độc hại đã bị cấm lưu hành dưới đây.
Thuốc giảm cân là gì?

Tỷ lệ người béo phì ngày càng cao kéo theo nhu cầu sử dụng thuốc giảm cân tăng lên. Vậy bạn biết đã biết thuốc giảm cân là gì và nguyên tắc hoạt động của chúng? Sự thực thì uống thuốc giảm cân không làm giảm cân nặng trực tiếp. Thế nhưng sử dụng thuốc giảm cân có thể giúp người thừa cân ăn kiêng vì hầu như các loại thuốc này đều có tác dụng ngăn chặn sự thèm ăn.
Xem thêm: Các thể loại sách bằng tiếng anh về thể loại sách), các thể loại sách bằng tiếng anh cụ thể
“Cảm giác no” được cho là có liên quan đến một số quá trình sinh hóa trong cơ thể. Các tín hiệu no đến từ các tế bào mỡ và đường tiêu hóa. Những tín hiệu này hội tụ với các tín hiệu trong hệ thống thần kinh trung ương.
Thuốc ức chế sự thèm ăn nhắm vào một số chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong quá trình này, bao gồm serotonin và norepinephrine. Tăng mức serotonin dẫn đến cảm giác no. Tăng nồng độ norepinephrine kích thích hệ thần kinh trung ương, làm giảm cảm giác thèm ăn.
Có những loại thuốc giảm cân nào?

Ảnh minh họa: The indian express
Trước khi tìm hiểu danh sách thuốc giảm cân độc hại, bạn nên biết có 3 loại thuốc thường được sử dụng trong liệu pháp giảm cân như:
• Các loại thuốc giống như chất kích thích sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, giảm cảm giác thèm ăn. Từ đó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ăn ít calo hơn.
• Các loại thuốc làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như chất béo, khiến bạn hấp thụ ít calo hơn.
• Thuốc tăng cường đốt cháy chất béo giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn.
Điều quan trọng cần lưu ý là dù các loại thuốc giảm cân này hoạt động như thế nào, chúng chỉ phát huy hiệu quả nếu người dùng hạn chế lượng calo nạp vào.
Danh sách các loại thuốc giảm cân độc hại

Ảnh minh họa: Harvard health
Bên cạnh các loại thuốc hỗ trợ giảm cân có cơ sở khoa học rõ ràng thì một số khác lại gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Mặc dù cơ quan chức năng đã cấm lưu hành nhưng các loại thuốc này vẫn đang “trôi nổi” trên thị trường. Nếu bạn không biết mà vẫn mua dùng thì thực sự vô cùng nguy hiểm.
Hãy là người tiêu dùng thông minh bằng cách nắm rõ danh sách các loại thuốc giảm cân độc hại dưới đây nhé.
1. Danh sách các loại thuốc giảm cân độc hại: Lishou
Lishou được quảng cáo là thuốc giảm cân nguồn gốc 100% tự nhiên, có tác dụng giảm cân “thần tốc” cho nhiều chị em phụ nữ.
Thế nhưng, khi sử dụng Lishou cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn. Đó là vì sibutramine trong sản phẩm có thể khiến tim đập nhanh, tăng nguy cơ đột quỵ và đã bị FDA cấm vào năm 2010.
Tác dụng phụ của sibutramine còn bao gồm: đau đầu, khô miệng, chán ăn, táo bón, mất ngủ, chảy nước mũi và đau họng. Mỗi viên thuốc Lishou có đến 24,62mg sibutramine, vượt ngưỡng an toàn cho phép nên hoàn toàn bị cấm lưu hành.
2. 2 Day Diet Japan Lingzhi
Danh sách thuốc giảm cân độc hại tiếp theo chính là 2 Day Diet Nhật Bản Linh Chi. Sản phẩm này được cho rằng có thể đốt cháy chất béo ở vùng bụng, mông và đùi hiệu quả. Thế nhưng FDA cảnh báo đây là thực phẩm chức năng có chứa sibutramine cũng gây hệ luỵ nghiệm trọng như Lishou.
3. Thuốc giảm cân Áo Đình
Thuốc giảm cân Áo Đình gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe vì chứa sibutramine vượt ngưỡng cho phép. Thành phần trong thuốc giảm cân này đem lại nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, chân tay rã rời…
4. Trà giảm cân Slim be
Nghiên cứu về trà giảm cân Slim be cho thấy chúng có chứa sibutramine. Sibutramine gây nhiều tác dụng phụ bao gồm đau đầu, suy nhược cơ thể. Với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch và huyết áp thì chất này còn gây rối loạn nhịp tim.
Rõ ràng Slim be nằm trong danh sách các loại thuốc giảm cân độc hại bạn cần tránh xa. Và hiện tại, sản phẩm này cũng chưa được Bộ Y tế chứng nhận.
• BẬT MÍ 6 CÁCH UỐNG NƯỚC LÁ ỔI GIẢM CÂN HIỆU QUẢ
5. Cà phê giảm cân Go Coffee

Cà phê giảm cân Go Coffee có chứa chất cấm sibutramine ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Bạn có thể gặp phải các biến chứng về tim mạch như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ nếu sử dụng sản phẩm giảm cân đã bị cấm lưu hành này.
6. Thuốc giảm cân độc hại Golean Detox
Danh sách thuốc giảm cân độc hại tiếp theo là Golean Detox. FDA đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra loại thuốc Golean Detox chứa đến 2 loại chất cấm là phenolphtalein và sibutramine. Hai chất này đã được cảnh báo không được phép dùng trong thực phẩm vì sẽ khiến người dùng gặp nhiều vấn đề sức khỏe.
7. Danh sách các loại thuốc giảm cân độc hại: Viên uống giảm cân Seven Days
Cục An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ FDA cho biết viên uống giảm cân Seven Days có chứa chất cấm sibutramine. Do đó sản phẩm đã bị thu hồi và tiêu hủy vì không áp dụng đúng tiêu chuẩn y tế trong sản xuất và buôn bán.
8. Thuốc giảm cân Đông y gia truyền Tiến Hạnh

Ảnh minh họa: Adobe
Stock
Danh sách các loại thuốc giảm cân độc hại sản xuất tại Việt Nam có thuốc giảm cân Đông y gia truyền Tiến Hạnh. Nguyên nhân vì thành phần của thuốc chỉ chứa bột mía, gạo, ngô trộn lẫn. Chúng hoàn toàn không có tác dụng giảm cân như quảng cáo.
9. Danh sách thuốc giảm cân độc hại: Diamond Power slim
Các cơ quan chức năng cũng đã công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát của Diamond Power slim. Kết quả là loại thuốc giảm cân độc hại này cũng chứa chất cấm sibutramine vượt ngưỡng cho phép. Chất này có khả năng ảnh hưởng và gây ức chế hệ thần kinh cũng như tim mạch rất nguy hiểm.
10. Danh sách thuốc giảm cân độc hại bị cấm Slimming Tigi Max 28
Thêm một cảnh báo quan trọng đến từ loại thuốc Slimming Tigi Max 28 vì chúng cũng chứa chất cấm sibutramine. Vậy nên loại thuốc này chắc chắn gây hại đến sức khỏe người dùng.
Danh sách thuốc giảm cân độc hại còn bao gồm nhiều loại như:
11. 3 Days Fit 12. 8 Factor Diet 13. 21 Double Slim 14. Extrim Plus 24 Hour Reburn 15. 7 Diet Day/Night Formula 16. GMP 17. Cosmo Slim 18. Lida Dai
Daihua 19. Miaozi Mei
Miao
Qian
Zi
Jiao
Nang 20. Body Shaping 21. Imelda Perfect Slim 22. Miaozi Slim Capsules 23. Perfect Slim 5x 24. Perfect Slim 25. Slimbionic 26. Slim Waist Formula 27. Slim Tech 28. Triple Slim 29. Venom Hyperdrive 3.0 30. Slimming Formula 31. Somotrim 32. Super Slimming 33. Super slim 34. Waist Strength Formula 35. Danh sách thuốc giảm cân độc hại: Trim 2 Plus 36. Zhen de Shou 37. Super Fat Burner 38. Sliminate 39. Starcaps 40. Xsvelten 41. Slim Express 4 in 1 42. Slim 3 in 1 Slim Formula 43. Slim Waistline 44. Slim Express 360 45. Sana Plus 46. Slim 3 in 1 Extra 47. Slim Burn 48. Slim Up 49. Slim Fast 50. Slim Waist Formula 51. 99 Fitness Essence 52. Body Creator 53. Slim 3 in 1 Extra Slim Formula 54. Reduce Weight 55. Slim 3 in 1 56. JM Fat Reducer 57. Body Slimming 58. Eight Factor Diet 59. Slim 3 in 1 M18 Royal Diet 60. 2 Day Diet 61. 7 Day Herbal Slim 62. 24 Hours Diet 63. Meili 64. Fat Loss Slimming 65. Phyto Shape 66. Royal Slimming Formula 67. Slim 3 in 1 M18 Royal Diet 68. 2 Day Diet Slim Advance 69. Danh sách thuốc giảm cân độc hại: 5x Imelda Perfect Slimming 70. 2x Powerful Slimming 71. Imelda Fat Reducer 72. Extrim Plus 73. Powerful Slim 74. Pro
Slim Plus 75. 7 Days Diet 76. 3x Slimming Power 77. 3 Day Diet 78. Herbal Xenical 79. Bio Emagrecem 80. Perfect Slim Up 81. Fasting Diet 82. 7 Diet
Cảnh báo các thành phần trong thuốc giảm cân

Ảnh minh họa: Alaska premier health
Danh sách các loại thuốc giảm cân độc hại thường chứa một số thành phần bị cấm. Bạn hãy “nhận diện” chúng khi đọc nhãn thành phần thuốc nhé. Những chất đó bao gồm:
1. FenfluramineFenfluramine và phentermine là những hoạt chất có trong Fen-Phen, một loại thuốc giảm cân phổ biến vào những năm 1990. Vì một loạt tác dụng phụ, bao gồm tổn thương tim và bệnh phổi, Fen-Phen đã bị thu hồi. Phentermine đôi khi được kê đơn và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ, nhưng hoạt chất fenfluramine trong Fen-Phen là loại thuốc ăn kiêng bị cấm.
2. SibutramineSibutramine là một chất ức chế sự thèm ăn và có hiệu quả trong việc giúp mọi người giảm cân. Tuy nhiên chúng mang lại tác dụng phụ nguy hiểm bao gồm tăng huyết áp và tăng nhịp tim, gây giãn đồng tử, chán ăn, mất ngủ, táo bón…
3. ClenbuterolClenbuterol còn được gọi là Clen Fat Burner. Thuốc này là một loại steroid điều trị các vấn đề về hô hấp ở ngựa, và nó không được chấp thuận cho người. Mặc dù vậy, một số người, bao gồm cả người mẫu và vận động viên, đã uống những loại thuốc giảm cân bất hợp pháp này để giảm cân và tăng cơ. Thuốc này không an toàn vì nó chưa được thử nghiệm trên người và có một số bằng chứng cho thấy thuốc có thể gây hại cho tim.
4. HydroxycutThành phần tiếp theo trong trong danh sách thuốc giảm cân độc hại là hydroxycut. Chúng gây hại cho thận và gan. Chúng thậm chí còn liên quan đến ít nhất một ca tử vong, cộng với các báo cáo về bệnh viêm gan và vàng da. Thuốc này đã bị cấm vào năm 2009.
5. Diethylpropion (Tenuate)Dùng thuốc giảm cân chứa Diethylpropion liều cao có thể gây ra ảo giác, rối loạn tâm thần. Diethylpropion còn có nguy cơ làm tăng nguy cơ co giật ở người bệnh động kinh.
Dùng thuốc giảm cân cần lưu ý điều gì?

Ảnh minh họa: i
Stock
1. Ai có thể sử dụng thuốc giảm cân?
Bên cạnh việc lưu ý đến danh sách các loại thuốc giảm cân độc hại, bạn nên biết không phải ai cũng sử dụng được thuốc giảm cân. Thuốc giảm cân phù hợp với những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 27 trở lên và có ít nhất một nguy cơ sức khỏe (như tiểu đường hoặc cholesterol cao). Những người hoàn toàn khỏe mạnh có BMI từ 30 trở lên cũng có thể sử dụng thuốc giảm cân. Tuy nhiên, đây chỉ là những hướng dẫn mang tính tương đối.
Những người không nên hoặc đặc biệt lưu ý khi uống thuốc ức chế sự thèm ăn bao gồm bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tim, cường giáp, bệnh tăng nhãn áp hoặc những người có tiền sử lạm dụng thuốc.
2. Biết rõ loại thuốc giảm cân đang sử dụng
Trước khi mua bất kỳ loại thuốc giảm cân nào (không theo toa) thì bạn cũng phải tìm hiểu kỹ thông tin về chúng. Hãy tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy trên mạng để biết rõ lợi ích cũng như tác dụng phụ nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Các nguồn thông tin đáng tin cậy bao gồm các trang web của chính phủ, các tạp chí nghiên cứu có uy tín hoặc các trang web của bệnh viện, phòng khám. Hoặc bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc ăn kiêng nào.
3. Uống thuốc giảm cân theo đúng chỉ dẫn

Ảnh minh họa: Medical news today
Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc ăn kiêng nào. Thực hiện theo các hướng dẫn chính xác và nhớ lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc.
• Không tăng gấp đôi liều lượng hoặc uống thuốc trong khoảng thời gian quá gần nhau.
• Một số thuốc ăn kiêng sẽ gây phản ứng với các loại thực phẩm nếu dùng chung. Hãy chú ý đến những hướng dẫn đặc biệt này.
• Ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc ăn kiêng nào nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ tiêu cực. Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức và thông báo về những tác dụng phụ bạn đang gặp phải.
4. Kết hợp với lối sống lành mạnh
Nếu một loại thuốc giúp bạn giảm 5% trọng lượng trong vòng vài tháng mà không có tác dụng phụ, bạn có thể sẽ muốn tiếp tục sử dụng. Nhưng thuốc giảm cân không thể thay thế cho việc thay đổi lối sống. Chúng chỉ nên là một phần của kế hoạch giảm cân bền vững và an toàn bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng.
Có nhiều giải pháp giảm cân có thể thực hiện được, trong đó bao gồm việc sử dụng thuốc giảm cân. Danh sách thuốc giảm cân độc hại cần tránh trên đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn sáng suốt và an toàn hơn trên hành trình giảm cân của mình.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam
D Thùy Dương, Hồ Thu Anh, Tuyết Lan diện sắc đen quyến rũ cùng narciso rodriguez