Giáo Án Thể Dục Chủ Đề Động Vật Lớp 56 Tuổi, Giáo Án Chủ Đề Dộng Vật

-

- Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào đúng nơi quy định, trẻ chào ông bà bố mẹ vào lớp.

Bạn đang xem: Giáo án thể dục chủ đề động vật lớp 56 tuổi

- Trao đổi nhanh với phụ huynh tình hình sức khoẻ trẻ nhắc phụ huynh ăn mặc phù hợp với thời tiết cho trẻ

- Cô cùng trẻ treo các bức tranh thay chủ đề mới “Động vật nuôi trong gia đình”

- Cô trò chuyện với trẻ về con vật nuôi trong gia đình cho trẻ kể trong gia đình trẻ có nuôi con vật gì, trẻ biết tên, tiếng kêu và ích lợi con vật nuôi đó.

- Cô hướng trẻ chơi các góc.

B.THỂ DỤC SÁNG

1. Mục đích yêu cầu

- Rèn cho trẻ có thói quen thể dục sáng.

- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng

- Trẻ hứng thú tập thể dục, tập đều, tập đúng các động tác theo nhịp điệu của bài hát

- Trẻ hiểu được thường xuyên tập thể dục giúp cho cơ thể dẻo dai khỏe mạnh

- Tạo tâm lý thỏa mái khi vào tiết học.

2. Chuẩn bị

- Sân tập rộng rãi sạch sẽ thoáng mát

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng

- Tâm lý thỏa mái.

3. Tổ chức hoạt động

a. Khởi động

- Cho trẻ cùng cô khởi động với bài thể dục sáng

b. Trọng động: Tập các động tác

- ĐT hô hấp : Làm tiếng gà gáy.

- Động tác tay 2: Hai tay đưa ra trước, lên cao (4 lần x 4 nhịp)

Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng khép chân, tay để dọc thân

+ Nhịp 1: Bước chân sang trái bên một bước, rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.

+ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.

+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra trước (như nhịp 1).

+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện như trên, chân phải bước sang bên.

- Động tác bụng lườn 1: Đứng quay thân sang hai bên 90 độ (4 lần x8N)

+ Nhịp 1: Bước chân trái sang một bước, tay chống hông.

nhịp 2: Quay người sang trái 90 độ, tay trái chống hông (hoặc tay đưa ngang, lòng bàn tay ngửa).

+ Nhịp 3: Như nhịp 1.

+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị, sau đổi quay người sang phải.

- Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục (4 lần 4 nhịp)

+ Nhịp 1: Kiễng gót chân, tay đưa cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.

+ nhịp 2: Ngồi xổ, tay thả xuôi

+ Nhịp 3: Như nhịp 1.

+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.

+ Nhịp 5, 6, 7, 8 : thực hiện như nhịp 1, 2, 3 ,4.

- Động tác bật: Bật chụm tách chân (4l x8N)

Tư thế chuẩn bị: đứng khép chân, tay thả xuôi.

+ Nhịp 1: Bật tách chân sang hai bên (rộng bằng vai), tay đưa ngang (lòng bàn tay sấp).

+ Nhịp 2: Bật khép chân, về tư thế chuẩn bị.

+ Nhịp 3: Như nhịp 1.

+Nhịp 4 : Về tư thế chuẩn bị.

c. Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.

C. HOẠT ĐỘNG GÓC

- Góc Nghệ thuật- Tạo hình:

+ Tô màu, vẽ con gà, con vịt, con chó, con mèo.

+ Rèn luyện và củng cố kỹ năng di màu, chấm hồ, dán

- Góc Học tập- sách:

+ Xem truyện tranh về các con vật

+ Gọi tên, kể về các con vật ở trong sách, truyện.

- Góc xây dựng:

+ Xây dựng trang trại chăn nuôi.

+ Lắp ráp chuồng trại, ao thả cá, ...

- Góc phân vai:

+ Chơi bán hàng, bác sĩ, mẹ con...

+ Chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.

+ Cửa hàng bán gia súc, gia cầm

- Góc thiên nhiên

+ Chăm sóc cây xanh, tưới cây, lau lá, nhổ cỏ, gieo hạt...

I. Mục đích yêu cầu

- Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ

- Cùng nhau chơi trong nhóm

- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi một cách đơn giản

- Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi: nấu ăn, người bán hàng…

- Trẻ bước đầu biết xây dựng hàng dào của bồn hoa trang trại chăn nuôi.

- Biết sử dụng một số kỹ năng đã học để tạo ra sản phẩm.

- Trẻ xem tranh ảnh một số động vật nuôi trong gia đình.

II. Chuẩn bị

- Bộ đồ chơi nấu ăn, bán hàng.

- Bộ đồ chơi nắp giáp, hàng rào, một số động vật nuôi trong gia đình…

- Giấy màu kéo, hồ rán, đất nặn…

- Tranh ảnh, thơ chuyện trong chủ đề.

- Đồ dùng góc âm nhạc.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú.

Xem thêm: Cách Nuôi Dạy Con Trai - Bí Quyết Dạy Con Trai Thành Người Đàn Ông Tốt

- Cô và trẻ hát bài hát “Đàn gà con”

- Chúng mình vừa hát bài gì?

- Trong bài hát nói đến con vật gì?

- Gà là động vật sống ở đâu?

Đúng rồi! chúng mình vừa hát bài hát “Đàn gà con” bài hát nói đến đàn gà con, gà là con vật được nuôi trong gia đình đấy.

- Ngoài ra còn có con vật nào được nuôi trong gia đình nữa?

Đúng rồi! ngoài ra còn có con chó, con lợn, con mèo...là những con vật nuôi trong gia đình đấy.

- Nhà con nuôi những con vật gì?

- Chúng mình muốn xây dựng trang trại chăn nuôi các con vật này không?

Để xây dựng được trang trại trăn nuôi các con hãy về góc xây dựng để xây dựng trang trại chăn nuôi con vật này nhé

- Ai thích chơi góc xây dựng?

- Lát con rủ bạn về góc chơi mình thích nhé

2. Thỏa thuận chơi

Bạn nào giỏi cho cô biết ngoài góc xây dựng ra còn góc chơi nào khác?

Đúng rồi! Ngoài ra còn có góc nghệ thuật- tạo hình, góc phân vai, góc học tập sách..

- Vậy góc đóng vai hôm nay sẽ chơi trò chơi gì?

- Ai chơi góc đóng vai nào?

- Con rủ bạn nào chơi cùng con?

- Lát con rủ bạn về góc chơi con thích nhé

- Bạn nào chơi ở góc học tập?

- Ai chơi ở góc nghệ thuật- tạo hình nào?

- Trong khi chơi các con phải làm như thế nào?

Đúng rồi! đoàn kết không tranh dành đồ chơi, không đập phá đồ chơi và biết chơi cùng nhau.

Khi cô lắc xắc xô hết giờ chơi thì các con phải nhẹ nhàng cất đồ chơi lên tủ các con nhớ chưa?

- Cô cho trẻ về góc chơi và cho trẻ thỏa thuận về chủ đề chơi.

3. Quá trình chơi.

- Cô đến từng góc đóng vai chơi cùng trẻ.

+ Tôi chào các bác xây dựng. Các bác đang xây gì vậy?

- Để xây được trang trại các bác cần đến những nguyên vật liệu gì? Ai làm kỹ sư, kỹ sư làm công việc gì? Công nhân làm gì?

- Theo tôi để chăn nuôi được nhiều vật nuôi các bác xây hàng rào rộng ra…

+ Góc đóng vai cô nhập vai chơi cùng trẻ.`

+ Góc sách

- Cô kịp thời sử lý tình huống xảy ra.

+ Trẻ tranh dành đồ chơi. Cô đến kịp thời hỏi nguyên nhân hướng trẻ đến đồ chơi khác có tác dụng giống nhau.

+ Trẻ không chơi cô hỏi nguyên nhân, hướng trẻ vào góc chơi…

4. Nhận xét buổi chơi

- Khi chơi trẻ có nhiều biểu hiện tốt cô khen ngợi trẻ

- Trước khi kết thúc buổi chơi cô đến từng góc chơi nhận xét kết thúc góc chơi đó và hướng trẻ về góc xây dựng cho trẻ nhận xét

- Cô gợi ý cho trẻ tự giới thiệu công trình xây dựng của mình

- Cô gọi trẻ nhận xét sau đó cô nhận xét đánh giá chung buổi chơi hôm nay

- Động viên trẻ giờ sau trẻ hứng thú chơi tốt hơn

5. Kết thúc

- Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định

- Trẻ hát

- Trẻ kể

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ ở góc xây dựng trả lời.

- Trẻ chơi các góc.

- Trẻ nhận xét

Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021

A. HOẠT ĐỘNG CHUNG

PTNT:

Tìm hiểu một số con vật nuôi trong gia đình

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết một số đặc điểm một số con vật nuôi trong gia đình (Con gà, vịt, chó, lợn…)

- Trẻ biết ích lợi, thức ăn, sinh sản, nơi sống của những con vật đó…

2. Kỹ năng

- Kỹ năng ghi nhớ, quan sát, so sánh

- Rèn kĩ năng nói mạch lạc, trả lời đủ câu

-Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Trẻ biết trao đổi giữa mình và các bạn.

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ một số con vật nuôi.

II. Chuẩn bị

- Hình ảnh một số vật nuôi tronh gia đình

- GAĐT, bài hát “Đàn vịt con”

- Lô tô, trò chơi.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú.

- Cô và trẻ hát bài hát “Đàn vịt con”

- Chúng mình vừa hát bài gì?

- Trong bài hát nhắc đến con vật gì?

- Con vịt là động vật sống ở đâu?

Đúng rồi! chúng mình vừa hát bài hát “Đàn vịt con” bài hát nói về đàn vịt con theo vịt mẹ ra ao bơi đấy. Con vịt là con vật nuôi trong gia đình.

- Ngoài con vịt ra con còn biết con vật nào sống trong gia đình nữa?

Để hiểu rõ về những con vật này hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu về những con vật này nhé.

2. Nội dung bài dạy Quan sát, trò chuyện

* QS Mèo

+ (Lắng nghe)2

- Nghe xem cô có câu đố về con gì?

Con gì tai thính mắt tinh

Nấp trong bóng tối ngồi rình chuột qua”

Là con gì?

Đúng rồi! đó là con mèo

- Các con cùng nhìn lên màn hình cô giáo có hình ảnh về con gì đây?

- Bạn nào biết gì về con mèo kể cho cô và các bạn cùng nghe?

-Con mèo có những bộ phận nào?

-Phần đầu có gì?

- Phần thân có gì?

=> Đúng rồi, con mèo có phần đầu, phân thân và phần đuôi, phần đầu có tai mắt, mũi, miệng còn phân thân có chân

- Con mèo có mấy chân?

- Chúng mình cùng đếm xem có đúng không nhé.

- Con mèo thì thường ăn gì?

- Mèo là động vật để con hay để trứng.

- Con mèo là động vật sống ở đâu?

- Mèo thuộc nhóm gì chúng mình có biết không?

Mèo là động vật có 4 chân và đẻ con chính vì vậy mà nó thuộc nhóm gia súc đấy các con ạ.

* QS con chó

- Cô giáo có hình ảnh về con gì đây?

- Bạn nào biết gì về con chó kể cho cô và các bạn cùng nghe?

- Phần đầu con chó có những bộ phận gì?

Đúng rồi đấy phần đầu con chó có mắt, mũi, mồm, tai.

- Thế còn phần thân con chó có những gì?

- Thế còn phần đuôi thì sao?

Đúng rồi đấy…

- Chó thường ăn những loại thức ăn gì?

- Là động vật sống ở đâu?

Chó là động vật sống trong gia đình, chúng ăn cơm, ăn thịt, và món ăn mà chúng thích nhất là xương đấy.

- Nuôi chó để làm gì?

- Ngoài nuôi chó để trông nhà ra còn nuôi chó để làm gì nữa?

Đúng rồi đấy, trong gia đình nhà chúng mình nuôi chó để trông nhà, và để lấy thịt nữa đấy.

- Các con đã được ăn thịt chó bao giờ chưa?

- Ăn thịt chó cung cấp cho cơ thể chất gì?

Đúng rồi đấy…

- Chúng sinh sản như thế nào? Đẻ con hay đẻ trứng?

- Chúng thuộc nhóm gì?

Đúng rồi đấy, chó cũng giống như lợn có 4 chân, đẻ con nên chó cũng thuộc nhóm gia súc.

* Quan sát con gà

Có cánh mà chẳng bay xa

Đẻ trứng “cục tác cục ta” từng hồi

Ấp trứng khi trứng nở rồi

Suốt ngày “cục cục” kiếm mồi nuôi con.

Là con gì?

Đúng rồi đó là con gà đấy các con ạ

- Con gà có đặc điểm gì?

- Người ta nuôi gà để làm gì?

Đúng rồi con gà có đầu, chân, mình và đuôi đấy. Nuôi gà để lấy trứng và lấy thịt nữa đấy các con ạ.

- Gà thuộc nhóm gia súc hay gia cầm?

Đúng rồi gà thuộc nhóm gia cầm đấy.

3. So sánh

* So sánh: con mèo với con gà.

Hai con vật này có gì giống và khác nhau?

+ Giống nhau: Đều là những con vật nuôi trong gia đình

+ Khác nhau: + Con mèo: Có 4 chân, đẻ con

+ Con gà: Có hai chân và đẻ trứng

* So sánh con chó và con mèo tương tự

- Ngoài những con vật này ra con còn biết những con vật nào sống trong gia đình nữa?

Trong gia đình nhà chúng minh nuôi rất nhiều các con vật đấy như là: con mèo, ngỗng, bò….

Vậy để các con vật nhanh lớn các con phải làm gì?

Đúng rồi các con phải biết yêu quý, chăm sóc các con vật các con nhớ chưa

4. Trò chơi

* Trò chơi 1: bắt chiếc tiếng kêu các con vật

- Cách chơi như sau: Khi cô nói tên các con vật trẻ bắt chiếc tiếng kêu con vật đó

- Luật chơi: Trẻ nào nói nhầm tiếng kêu nhảy lò cò

- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần

* Trò chơi 2: Tìm con vật về đúng chuồng

- Cách chơi: Cô chia lớp mình làm 2 đội, đó là đội gà con và đội cún con. Hai đội phải vượt qua phải vượt qua trướng ngại vật, sau một thời gian là bản nhạc, đội nào tìm đúng nhiều con vật về chuồng được sẽ chiến thắng.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần chơi

5. Kết thúc

- Cô cùng trẻ hát bài hát “Đàn gà con” đi ra sân.

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ kể

(Nghe gì)2

- Trẻ trả lời

- Con mèo ạ

- Trẻ trả lời

- 4 chân ạ

- Trẻ đếm

- Ăn cá ạ

- Đẻ con ạ

- Trong gia đình ạ

- Rồi ạ

- Chất đạm ạ

- Con chó ạ

- Trẻ kể

- Có chân, bụng ạ

- Ăn cơm ạ, ăn xương ạ

- Trong gia đình ạ

- Đẻ con ạ

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

-Trẻ chơi

B. HOẠT ĐỘNG GÓC

- Cho trẻ chơi các góc theo kế hoạch tuần

- Góc Nghệ thuật- Tạo hình:

+ Tô màu, vẽ con gà, con vịt, con chó, con mèo.

+ Rèn luyện và củng cố kỹ năng di màu, chấm hồ, dán

- Góc Học tập- sách:

+ Xem truyện tranh về các con vật

+ Gọi tên , kể về các con vật ở trong sách, truyện.

- Góc xây dựng:

+ Xây dựng trang trại chăn nuôi.

+ Lắp ráp chuồng trại, ao thả cá, ...

- Góc phân vai:

+ Chơi bán hàng, bác sĩ, mẹ con...

+ Chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.

+ Cửa hàng bán gia súc, gia cầm

C. VUI CHƠI NGOÀI TRỜI

- QSCCĐ: Trò chuyện, quan sát con

- TCVĐ: Bắt chiếc tiếng kêu các con vật

- Chơi với đồ chơi ngoài trời

I. Mục đích yêu cầu

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Tăng khả năng quan sát của trẻ

- Trẻ biết chơi trò chơi và hứng thú chơi

II. Chuẩn bị

- Sân chơi sạch sẽ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ,

- Một số con vật nuôi trong gia đình như con chó, con mèo thả trong một lồng an toàn

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng thoải mái

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú

- Cô cho trẻ xếp hàng vừa đi vừa hát bài hát “Gà trống mèo con và cún con”

- Các con vừa hát bài hát gì?

Đúng rồi đấy đó chính là bài hát “Gà trống mèo con và cún con”

- Bài hát nói về những con vật gì?

2. Quan sát

Đúng rồi đấy bài hát nói đến con gà, mèo và con chó. Những con vật này sống ở đâu?

Đúng rồi đấy những con vật này sống trong gia đình đấy.

- Các con đã nhìn thấy con gà bao giờ chưa?

- Bạn nào được nhìn thấy rồi kể cho cô và các bạn cùng nghe?

+ Con gà có mấy chân?

+ Có mấy cánh?

+ Gà đẻ con hay đẻ trứng?

+ Con gà nó thường háy ăn gì?

+ Trong gia đình nhà chúng mình nuôi gà để làm gì?

Đúng rồi đấy nuôi gà để lấy thịt, và để lấy trứng ăn nữa đấy

- Các con đã được ăn thịt gà và trứng gà bao giờ chưa?

- Ăn thịt gà và trứng gà cung cấp cho cơ thể chất gì?

Đúng rồi đấy ăn những thức ăn được chế biến thừ thịt gà và trứng gà cung cấp cho cơ thể chứng mình chất đạm giúp chúng mình cao lớn và thông minh đấy

Ngoài con gà ra nhà các con con nuôi những con vật nào nữa?

- Trong gia đinh nuôi rất nhiều các con vật có nhà thi nuôi bò, bò sữa, châu, lợn, vịt, thỏ….

3. Trò chơi vận động: “Bắt trước tiếng kêu của các con vật”

- Cách chơi: Khi cô nói đến tên con vật nào thì các con hãy bắt trước tiếng kêu của con vật đó

- Luật chơi: Bạn nào mà bắt trước sai thì bạn đó sẽ bị nhảy lò cò

- Cho trẻ chơi 3-4 lần chơi

4. Chơi với đồ chơi ngoài trời

- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời

- Cô bao quát trẻ chơi

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ

5. Kết thúc

- Cho trẻ xếp hàng rửa tay, vào lớp

- Trẻ xếp hàng vừa đi vừa hát

- Gà trống mèo con và cún con ạ

- Trẻ kể

- Trong gia đình ạ

- Rồi ạ

- 2 chân ạ

- Trẻ kể

- Để lấy thịt ạ

- Chất đạm ạ

- Trẻ kể

- Trẻ hứng thú chơi

- Trẻ hào hứng chơi với các đồ chơi

- Trẻ xếp hàng rửa tay theo hiệu lệnh của cô

D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Vệ sinh ăn quà chiều.

- Củng cố kiến thức cũ và làm quen kiến thức mới

- Trẻ hát “Một con vịt ”

- Nghe kể chuyện “ Đôi bạn tốt”

- Chơi ở các góc.

- Vệ sinh trả trẻ.

E. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

GIÁO ÁNCHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬTHOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNGĐỀ TÀI: ĐI THEO ĐƯỜNG HẸPĐỘ TUỔI: 3 – 4 TUỔII. Mục đích yêu cầu:* Kiến thức:– Trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản đi theo đường hẹp đúng kỷ thuật, khi đi mắt nhìn thẳng về phía trước, chân không dẫm lên vạch kẻ.* Kỹ năng:– Rèn kỹ năng phối hợp tay chân nhịp nhàng.* Thái độ:– Giáo dục trẻ tính kỷ luật tốt và có biết phối hợp với bạn khi chơi trò chơi.– Thường xuyên tập thể dục và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh
II.Chuẩn bị: – Giáo án– Lớp học sạch sẽ và an toàn. – Vạch kẻ, gậy thể dục, mũ thỏ, cà rốt, củ cải nhựa .– Nhạc các bài hát: “ Chú thỏ con”, “ Trời nắng trời mưa”.III. Tiến hành hoạt động:* Hoạt động mở đầu:+ Ổn định – giới thiệu:– Chào mừng các bạn đến với hội thi: “ Muôn thú rừng xanh”. Về với hội thi hôm nay là sự tham gia của 2 đội chơi: Đội thỏ trắng và đội thỏ hồng.– Hôm nay chúng ta sẽ đến với những phần thi vô cùng hấp dẫn và thú vị. Để có sức khỏe tốt tham gia vào các phần thi thì 2 đội chơi hãy cùng khởi động nào!* Hoạt động trọng tâm:+ Khởi động:– Cho trẻ đi các kiểu chân, tay theo nhạc bài: “ Chú thỏ con”+ Trọng động:– Bài tập phát triển chung:– Những chú thỏ đã khởi động rồi, đã thấy khoẻ hơn chưa? Bây giờ các chú thỏ của 2 đội đã sẵn sàng để tham gia các phần thi chưa nào?– Phần thi 1: Phần thi đồng diễn:– Những chú thỏ của 2 đội sẽ thể hiện tài năng của mình qua bài đồng diễn. Nào xin mời.– Trẻ tập bài tập phát triển chung với các động tác tay vai, bụng lườn, chân, bật theo nhịp bài hát: “ Trời nắng trời mưa”+ Tay vai : Hai tay đưa trước, đưa lên cao (Thực hiện 2 lần x 8 nhịp)+ Bụng – lườn : Hai tay đưa lên cao, cúi người (Thực hiện 2 lần x 8 nhịp)+ Chân : Chân đưa lên trước khụy gối, đổi chân (Thực hiện 4 lần x 8 nhịp)+ Bật: Bật tách chân, khép chân (Thực hiện 4 lần x 8 nhịp)– Cả 2 đội đều thể hiện rất xuất sắc bài đồng diễn của mình. Xin chúc mừng!– Bài tập vận động cơ bản: “Đi theo đường hẹp”.– Phần thi 2: Phần thi tài năng– Tiếp theo sẽ là phần thi tài năng. Ở phần thi này nhiệm vụ các chú thỏ của 2 đội sẽ thực hiện là đứng ngày đầu đoạn đường hẹp để đi và khi đi chú ý chân không được dẫm lên vạch. Và để thực hiện tốt phần thi này thì xin mời hai đội cùng quan sát người hướng dẫn thực hiện.+ Làm mẫu:– Cô làm mẫu lần 1– Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: + TTCB: Chân đứng trước vạch chuẩn, hai tay chống hông, người thẳng, mắt nhìn thẳng về trước, khi có hiệu lệnh bước chân về phía trước đi trong đường hẹp, mắt nhìn thẳng về phía trước, chân không giẫm lên vạch, đi xong về đứng cuối hàng.– Mời đại diện của 2 đội lên thực hiện– Và bây giờ xin mời lần lượt từng chú thỏ ở mỗi đội lên thực hiện ( cô quan sát và sửa sai cho trẻ)– Bây giờ phần thi sẽ khó và được nâng cao hơn. Những chú thỏ của 2 đội sẽ đi theo đường hẹp hai tay cầm 2 củ cà rốt hoặc củ cải bỏ vào rổ của đội mình. Cho 2 đội thi đua và nhận xét– Cho 2 trẻ thực hiện lại (Tuyên dương trẻ)+ Trò chơi: “ Cùng nhau thi tài”– Hai đội hôm nay thể hiện 2 phần thi rất xuất sắc. Xin chúc mừng 2 đội. Người hướng dẫn sẽ thưởng cho 2 đội 1 trò chơi đó là trò chơi: “ Cùng nhau thi tài”– Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội. Lần lượt người hướng dẫn mời đại diện mỗi đội 5 bạn lên tham gia chơi. Các chú thỏ mang vòng vào người, bạn phía sau cầm chiếc vòng của mình và của bạn phía trước, cứ thế 5 bạn cầm vòng nối vào nhau. Cho trẻ ngồi xổm và di chuyển về đích. Đội nào di chuyển về đích trước thì đội đó chiến thắng.– Cho trẻ chơi 2 lần– Cô nhận xét, tuyên dương trẻ* Giáo dục: Các con ơi! Để có được một cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải làm gì? ( trẻ…)– Chúng ta ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh nữa đấy.* Kết thúc hoạt động: Hồi tĩnh:– Tham gia hội thi hôm nay các chú thỏ đã thấm mệt chưa? Chúng ta cùng hít thở không khí trong lành nào!– Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu trên nền nhạc.

**************************



Album ảnh


*

HÌNH ẢNH HỘI THI

Lượt xem: 852


*

Ảnh hội thi trang trí lớp

Lượt xem: 4263


*

Hình ảnh thao giảng chuyên đề cấp huyện về tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ trong trường mầm non

Lượt xem: 8250