Gợi ý 15+ cách làm giàu ở nông thôn với 20 nghề xu hướng hốt bạc
Nhờchăn nuôi gia cầm hiệu quả, gia đình anh Nguyễn Văn Thìn, xóm Làng Trò, xã Phấn Mễ (Phú Lương) không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành hộ làm kinh tế giỏi của địa phương. Anh Thìn chia sẻ: Ở quêcó nhiều lao động tìm đến các khu công nghiệp làm công nhân, hoặc về thành phố làm thuê, nhưng tôi quyết định ở lại lập nghiệp bằng việc chăn nuôi gia cầm. Bạn đang xem: Cách làm giàu ở nông thôn với 20 nghề xu hướng hốt bạc
Từ chăn nuôi gia cầm, năm 2022, gia đình anh Nguyễn Văn Thìn có thu nhập hơn 800 triệu đồng (đã trừ chi phí đầu tư). |
Về xã Phấn Mễ, hỏi đường đến nhà anh Nguyễn Văn Thìn, xóm Làng Trò, chúng tôi được nhiều bà con nói vui: Phải hỏi là Thìn “gà” thì trong vùng ai cũng biết.
Mới 36 tuổi,anh Thìnđã sở hữu cơ ngơi bạc tỷ. Từ nhiều năm nay gia đình anh có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Tất cả có được nhờ chăn nuôi gà.
Qua mấy đoạn đường loắc ngoắc cua, dốc, chúng tôi đã đến trước cửa nhà Thìn “gà”.Cửa nhà khép khờ, chỉ có tiếng gà đạp mái kêu loác quác từ phía sân sau vọng lại. Anh Thìnđang bận chăm nom cho đàn gia cầm với 10.000 con gà và khoảng 5.000 con vịt cạn. Thấy chúng tôi, anh nói như thanh minh: Có hẹn với các bác, nhưng tôi vừa nhập về “mớ vịt” nên tranh thủ tiêm phòng cho chúng.
Vừa nói, anh vừa cầm xi lanh thành thạo tiêm phòng cho từng con gia cầm. Tay vẫn thoăn thoắt, anh Thìnkể: Trước đây, các bước này tôi phải thuê người làm. Nhưng từ sau tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh trên đàn vật nuôi, tôi đã tự làm được. Hằng ngày, tôi cho gà, vịt ăn, uống vàbiết mình cần phải bổ sung thêm cho chúng lượng thức ăn gì để có sức kháng bệnh, lớn nhanh.
Câu chuyện đưa chúng tôi ngược lại dòng thời gian. Đó là những ngày tháng gia đình anh sống cảnh nghèo khó, quanh năm tần tảo với mảnh ruộng, đám vườn mà vẫn“no bữa trước, hụt bữa sau”. Rồi do cần kiệm như bao nông dân trong vùng, anh nuôi thêm con gà, con lợn, tận dụng thức ăn thừa để chăn nuôi.
Nhiều đêm không ngủ, anh Thìn trăn trở với quyết tâm tìm ra cho mình giải pháp phát triển kinh tế gia đình phù hợp. Và để thực hiện “giấc mơ làm giàu”, anh đã đến một số trang trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả trong vùng để tham quan, học tập kinh nghiệm.
Từ đó, anh nhận thấy việc đầu tư vào chăn nuôi gia cầm là phù hợp với điều kinh kinh tế và quỹ đất đai sẵn có của gia đình. Anh Thìncho biết: Năm 2016, tôi vay mượn thêm tiền của người thân, cùng tiền tích lũy của gia đình để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà. Ban đầu, tôi nuôi 2.000 con gà giống lai chọi và gà ta theo phương pháp bán chăn thả. Gà lớn nhanh, “cơ bắp săn chắc”, nên chỉ 4 tháng sau tôi đã có gà xuất bán. Thương lái trong vùng đến tận nhà bao tiêu toàn bộ sản phẩm và hẹn đặt mua tiếp các lứa gà sau đó.
Thành công đến ngay ởlứa gà đầu tiên đã khích lệ anh Thìnđầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Anh tự tin, thấy công việc chăn nuôi gia cầm phù hợp với sở trường của mình. Anh hơn nhiều nông dân khác trong vùng là biết kết hợp kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống với khoa học kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, nên luôn cầm chắc phần thắng. Anh cũng nhận thấy việc chăn nuôi gia cầm cho đồng vốn quay vòng nhanh, có thể nhìn thấy tiền lãi từng ngày. Bởi vậy, sau mỗi lứa gia cầm được xuất bán, anh đầu tư lại một phần cho mở rộng quy mô chăn nuôi.
Từ 1.000m2 chuồng trại (năm 2016), anh Thìn đã mở rộng lên thành5.000m2 (năm 2000); từ 2.000 con gia cầm/lứa (năm 2016) lên 10.000 con gà, gần 5.000 con vịt/lứa (năm 2022); sản lượng gia cầm cũng tăng từ 80 tấn (năm 2020) lên 90 tấn (năm 2021). Theo đó, lợi nhuận hằng năm tăng từ 300 triệu đồng lên 700 triệu đồng (năm 2021). Năm 2022, sản lượng gia cầm của gia đình anh Thìnđạt hơn 100 tấn, lợi nhuận thu được hơn 800 triệu đồng.
Anh Thìncho hay: Chăn nuôi trang trại đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình tôi. Chỉ tiếc là mất một thời gian dài tôi cùng các thành viên trong gia đình luôn băn khoăn, tự ti, sợ nuôi nhiều... không ăn hết. Bây giờ, tôi đã vượt được qua chính mình, tư duy chăn nuôi với số lượng lớn là để đàn vật mình nuôi trở thành hàng hóa. Tôi mong trong vùng có nhiều gia đình cùng tham gia chăn nuôi trang trại, từ đó, tạo cơ sở hình thành vùng hàng hóa tập trung, hướng đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gà Làng Trò.
Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 49.000 - 51.000 đ/kgGiá heo (lợn) hơi Yên Bái, Lào Cai 50.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Hưng Yên 51.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 48.000 - 51.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Hà Tĩnh, Đắk Lắk 49.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 48.000đ/kg
Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 48.000 - 52.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Cà Mau, Bạc Liêu 52.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Tây Ninh 48.000 đ/kg
Là một thanh niên năng động, dám nghĩ dám làm, anh Lưu Đức Thuận, thôn Đoàn Kết, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) đã tận dụng lợi thế tự nhiên của địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để gây dựng mô hình nuôi lợn, gà quy trình “sạch”. Sau nhiều năm, mô hình đã phát triển thành công, đem đến cho anh thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Trang trại chăn nuôi gà của anh Lưu Đức Thuận, thôn Đoàn Kết, xã Đồng Quế mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Xem thêm: Bón Phân Đoạn Dùng Cho Loại Dây Dẫn Điện Có, Công Nghệ 9 Bài 5: Thực Hành Nối Dây Dẫn Điện
Khác với nhiều bạn bè cùng trang lứa, sau khi học hết THPT, anh Thuận đã học nghề cơ khí và vay vốn mở xưởng sản xuất. Tuy nhiên, công việc khá vất vả, thu nhập không đủ trang trải cho gia đình nên năm 2014, anh quyết định đóng xưởng.
Nhận thấy nghề chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập ổn định, hơn nữa ở quê đất đai rộng lớn, nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi dồi dào, anh Thuận mạnh dạn phát triển mô hình trang trại chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, với quy trình sạch, khép kín.
Đầu tiên, anh Thuận tập trung đầu tư chăn nuôi lợn nái và lợn thịt. Mặc dù hiệu quả chăn nuôi khá cao nhưng sau mỗi lứa xuất bán, nguồn giống để chăn nuôi lứa mới lại khan hiếm. Để chủ động nguồn con giống cho trang trại gia đình mình, đồng thời, đáp ứng nhu cầu lợn giống cho bà con địa phương, anh đã vay vốn để đầu tư trang trại chăn nuôi lợn tập trung.
Trên diện tích vườn đồi khoảng 500m2, anh xây dựng hệ thống chuồng trại bao gồm các khu nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản và khu nuôi lợn con. Trong mỗi khu chuồng trại được đầu tư bể tắm, hệ thống ăn uống bán tự động, hệ thống đèn điện sưởi ấm đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của đàn lợn.
Anh Thuận chia sẻ: “Để đàn lợn luôn khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, hằng tháng, tôi đều đặn tiến hành phun thuốc khử mùi 2 lần nên chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ, loại trừ nguy cơ mầm bệnh. Đồng thời, tôi cũng học hỏi, tham khảo kỹ thuật chăn nuôi, tiêm phòng cho đàn lợn đầy đủ, đúng quy trình. Nguồn thức ăn chăn nuôi cũng phải đảm bảo, chủ yếu là các loại ngô, lúa, rau xanh được thu mua của nông dân trong vùng”.
Nhờ áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín và tuân thủ nghiêm ngặt việc tiêm phòng nên đàn lợn phát triển khỏe mạnh, ít dịch bệnh. Trung bình mỗi năm, anh Thuận xuất bán vài chục con lợn thịt và hàng trăm con lợn giống cho thị trường trong và ngoài huyện. Trừ hết chi phí, anh thu lãi khoảng 200-300 triệu đồng/năm nhờ chăn nuôi lợn.
Thành công với mô hình chăn nuôi lợn, anh Thuận tiếp tục đầu tư chăn nuôi gà thịt. Ban đầu, anh chỉ nuôi thử 1.000 con, khi thấy hiệu quả, anh đã gom hết số vốn đã tích lũy được xây dựng chuồng trại và nhập thêm gà về nuôi.
Anh thuê đất xây dựng trang trại nuôi gà với diện tích chuồng khoảng 1.000m2, được trang bị hệ thống sưởi ấm, nước tự động, ứng dụng nền đệm lót sinh học… với tổng kinh phí đầu tư là 500 triệu đồng.
Nhờ nắm vững kiến thức chăn nuôi nên anh luôn chủ động việc chọn lựa con giống, cách phòng bệnh, đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi đúng kỹ thuật cho đàn gà. Anh nuôi loại gà lai Hồ theo phương pháp thả rông trong vườn đồi nên chất lượng thịt gà thơm ngon.
Để tìm kiếm thị trường đầu ra, anh Thuận đã liên kết với những người cùng chăn nuôi qua các hội, nhóm và tăng cường quảng bá sản phẩm qua mạng Internet. Nhờ đó, lái buôn biết đến trang trại chăn nuôi gà đồi của anh ngày càng nhiều.
Trung bình mỗi năm, anh nuôi luân phiên 3 lứa, mỗi lứa hơn 3.000 con. Thị trường tiêu thụ gà thương phẩm của trang trại chủ yếu là các địa phương trong tỉnh và các tỉnh thành thành khác như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Nội…
Với sự nhạy bén, năng động, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, đến nay, chàng trai 9X Lưu Đức Thuận đã có được những thành công từ khá sớm. Mô hình phát triển chăn nuôi lợn và gà thịt đã đem đến cho anh tổng thu nhập khoảng 700-800 triệu đồng mỗi năm sau khi trừ chi phí.
Thành công nhờ mô hình trang trại chăn nuôi của anh Thuận đã chứng minh cho nhiều bạn trẻ thấy rằng làm nông nghiệp, chăn nuôi ở quê hương vẫn có thể làm giàu khi có kiến thức và sự kiên trì.
Không chỉ vậy, từ mô hình đó, chính quyền xã đã tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân đến trang trại học tập và tạo điều kiện hỗ trợ kỹ thuật để bà con nhân rộng mô hình chăn nuôi, nhằm khai thác, phát triển kinh tế dựa trên lợi thế của địa phương.