PHÂN BIỆT CÁC LOẠI PHÂN BÓN NÀO CÓ HÀM LƯỢNG KALI CAO NHẤT, PHÂN BÓN NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ HÀM LƯỢNG N CAO NHẤT

-
*

Bài 3: KALI VÀ VAI TRÒ PHÂN KALI TRONG CANH TÁC NÔNG NGHIỆP (còn nữa)

Bài 3: KALI VÀ VAI TRÒ PHÂN KALI TRONG CANH TÁC NÔNG NGHIỆP (còn nữa)


*

Kali là gì?

Bồ tạt (Kali – Potassium) là thuật ngữ thường dùng để mô tả các sản phẩm phân bón kali. Tên này bắt nguồn từ tập quán chung của những người làm vườn thời xa xưa, họ dùng những thùng, lọ kim loại đựng “tro bếp” sau đó tro bếp bị phân hủy bởi vi khuẩn thành các sản phẩm phân bón giàu kali trước khi bón xuống vườn.

Bạn đang xem: Loại phân bón nào có hàm lượng kali cao nhất

Kali là nguyên tố phổ biến thứ bảy trên vỏ trái đất, và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Tất cả các loài động vật và thực vật đều cần kali với số lượng lớn và kali là một trong ba yếu tố đa lượng thiết yếu cho cây trồng.

Nếu không có kali, cây trồng không thể hấp thụ nước vào các tế bào hoặc điều chỉnh dòng chảy dinh dưỡng và nước trong các tế bào của chúng; điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ cứng của tế bào trong cây. Không cung cấp đủ kali, các “tế bào bảo vệ” bao quanh các lỗ nhỏ xíu (khí khổng) ở mặt dưới lá cây trở nên mềm rũ, đóng khí khổng lại. Cây trồng điều chỉnh thoát hơi nước bằng cách đóng và mở các khí khổng này, hoạt động này là thiết yếu để đảm bảo sự quang hợp được thực hiện một cách hiệu quả. Cây trồng không hấp thụ đủ kali có bộ rễ kém, sinh trưởng còi cọc, dễ mẫn cảm với khô hạn và côn trùng gây hại. Hậu quả là sản lượng và chất lượng cây trồng bị giảm sút.

Kali tham gia vào nhiều quá trình sinh lý học, như sinh trưởng, chuyển động, truyền tín hiệu, điều chỉnh áp suất trương và sinh sản. Do đó, thiếu hụt kali là nguyên nhân gây ra hàng loạt các rối loạn trong các quá trình trao đổi chất ở cây trồng, sẽ dẫn đến giảm năng suất và chất lượng cây trồng.

Kali đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý chủ yếu sau đây:

– Hoạt hóa enzim và thúc đẩy sự quang hợp: Trên 60 enzim cần kali. Kali tăng hoạt động của các enzim amilaza, invectaza và proteolitic… Do vậy, kali có vai trò quan trọng trong tổng hợp đường, tinh bột và protêin làm cho năng suất cây trồng cao hơn và chất lượng tốt hơn.

– Xúc tiến quá trình đồng hóa: Quá trình đồng hóa diễn ra nhanh hơn khi cây trồng được cung cấp đủ kali. Đồng hóa diễn ra từ lá đến cơ quan bảo quản hoặc quả.

– Cải thiện đồng hóa nitơ và thúc đẩy tổng hợp prôtêin: Kali không chỉ làm tăng hàm lượng cacbonhydrate mà còn thay đổi tỷ lệ giữa các nhóm, dẫn tới quá trình chuyển hóa từ đường đơn thành đường kép. Cây trồng được bón đủ kali có thể hấp thụ nhiều đạm hơn và chuyển nó thành protein một cách nhanh chóng.

– Tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cây trồng đối với hạn hán, lạnh, sâu bệnh: Kali cải thiện khả năng chống rét cho cây vụ đông và dược thảo. Kali ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản. Nếu không cung cấp đủ kali sẽ dẫn đến thối rễ cây trồng, củ cải đường thiếu kali có thể bị thối rễ ngay trên cánh đồng. Cây trồng được cung cấp đủ kali sẽ sử dụng nước sẵn trong đất hiệu quả hơn so với cây trồng thiếu kali.

– Kali thúc đẩy việc hấp thụ đạm, kích thích sự di chuyển các axit amin từ rễ cây đến hạt làm thúc đẩy tổng hợp gluten và prolamin cũng như hình thành protein.

– Bón kali tăng hàm lượng tinh bột trong gạo, lúa mì, đậu tương, vừng và một vài loại cây thân thảo khác.

– Kali làm tăng hàm lượng chất béo trong vừng, đậu tương, cây cải dầu, lạc và hạt bông.

– Kali làm tăng prôtêin và vitamin C trong khoai tây. Ngoài ra, nó làm tăng số lượng củ có kích thước lớn và trung bình, cũng như làm giảm sự mất trọng lượng của củ sau thu hoạch. Thiếu hụt kali sẽ làm giảm đường và giảm hàm lượng tinh bột trong khoai tây.

– Kali làm tăng kích thước của quả bông, cải thiện độ mảnh của bông, độ dai của sợi và tăng tỷ lệ sợi trưởng thành.

– Đối với cam, quýt, kali tác động hiệu quả đến độ dày của vỏ quả và cải thiện màu sắc quả. Nó cũng tăng hàm lượng axit xitơric và ascobic (vtamin C) trong nước quả và tác động hiệu quả đến các đặc tính khác của nước quả như tỷ lệ đường/axit và hàm lượng chất rắn hòa tan.

– Kali tăng lượng chất rắn, đường, axit và carôten trong quả và rau và kéo dài thời hạn sử dụng của chúng.

Khi sản lượng tăng lên, cây trồng hấp thụ nhiều kali hơn từ đất trong quá trình sinh trưởng của mình. Sau cùng, toàn bộ lượng kali này bị mất đi (ngoại trừ lượng nhỏ trong phần còn lại của cây sau khi bị cày lấp) tại thời điểm thu hoạch. Kết quả là, nhu cầu về các sản phẩm kali ngày càng tăng, vượt xa năng lực cung cấp “tro bếp”. Ở một số khu vực/quốc gia, kali quá dồi dào trong đất và do vậy không có lịch sử bón phân kali; ví dụ như ở Achentina. Tuy nhiên, qua thời gian dài “cây trồng khai thác và ăn kali từ đất” sẽ làm giảm lượng kali sẵn có trong đất. Cuối cùng, tất cả những người nông dân áp dụng tập quán canh tác cân bằng dinh dưỡng sẽ phải đối mặt với một vấn đề: loại sản phẩm kali nào cần bón để đảm bảo cây trồng có năng suất ổn định và chất lượng tốt?

Sau đây là một số loại sản phẩm kali có thể được lựa chọn.

Kali Clorua (KCl)

Trong sản xuất nông nghiệp, Kali clorua (KCl) hay còn gọi là Muriate of Potash (MOP) được sử dụng với số lượng lớn để bón trực tiếp hoặc làm nguyên liệu sản xuất phân hỗn hợp NPK. Điều này là do công suất sản xuất MOP vượt trội so với các sản phẩm Kali khác, giá thành sản xuất MOP thường thấp hơn và như vậy MOP được tiêu thụ với mức giá thấp hơn các sản phẩm kali khác trên thị trường.

Kali clorua được sản xuất từ mỏ kali, thường là mỏ xinvai/xinvinit nhưng cũng có thể từ các loại mỏ khác như cácnalit hay cainit. Các mỏ này được khai thác bằng phương pháp khai thác mỏ truyền thống (như ở Ca na đa, Mỹ, Bê la rút và Nga), hoặc phương pháp bơm nước ở những nơi thân mỏ nằm quá sâu không kinh tế khi áp dụng phương pháp truyền thống (như ở một số mỏ ở Ca na đa và Mỹ) hoặc được chiết tách từ nước muối biển canalit dùng kỹ thuật bay hơi nước dưới ánh nắng mặt trời (như ở Gio đa ni, Ixrael và Chi lê).

Xem thêm: Danh Sách Bệnh Viện Bảo Hiểm Y Tế Tp Hcm 2022, Danh Sách Bệnh Viện Bảo Hiểm Y Tế Tại Tp

Kali Clorua là phân bón kali phổ biến, chiếm trên 95% công suất sản xuất kali hiện nay. Không ngạc nhiên nó là loại phân bón kali được sử dụng rộng rãi nhất cho cây trồng. Trong tất cả các loại phân kali được sử dụng, nó là loại rẻ nhất, hòa tan trong nước và dễ dàng được hấp thụ bởi rễ cây. Nó đặc biệt có hiệu quả cho sử dụng đối với các cây trồng cho tinh bột như ngô, lúa mì và lúa miến và cho các cây háu kali (có nhu cầu kali cao) như dầu cọ.

MOP có các loại chứa từ 40 – 63% K2O. Tuy nhiên, hàm lượng K2O trong MOP dùng cho nông nghiệp trung bình là 60%, ngoại trừ tiêu chuẩn ở Bắc Mỹ là 61%.

Các loại MOP khác nhau ở kích cỡ và hàm lượng tùy thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng. Kali hạt là loại có kích thước lớn nhất, thường dùng cho sản xuất phân trộn hỗn hợp. Loại nhỏ nhất – dung dịch – được dùng cho sản xuất phân dung dịch trong và đục và cho sản xuất công nghiệp SOP. Các loại khác (theo thứ tự kích cỡ nhỏ dần) bao gồm loại cánh to (cho bón trực tiếp), loại tiêu chuẩn (cho bón trực tiếp hoặc sản xuất phân hỗn hợp NPK, PK và NK), và loại mịn (cho sản xuất phân hỗn hợp NPK, PK và NK và cho sản xuất công nghiệp SOP).

Màu của MOP có thể rất đa dạng; MOP trắng từ nước muối biển hoặc mỏ màu trắng. Màu của sản phẩm phụ thuộc vào mỏ, có thể màu trắng ở đầu bên này và đỏ đậm tại đầu bên kia của cùng một mỏ, tùy thuộc vào hàm lượng ô xít sắt trong quặng mỏ xinvinit. Màu sắc không ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm. (Còn nữa);

Tổng quan về phân Kali

Kali là muối kali dưới dạng KNO3 hoặc KCl, là loại phân bón đa lượng rất cần thiết trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa của cây trồng.

Việt Nam không có mỏ quặng sản xuất Kaki nên tất cả phân Kali trên thị trường đều nhập khẩu.

Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông là những khu vực sản xuất chủ yếu Kali trên thế giới với 15 nước sản xuất.

Những quặng lớn nhất thế giới tập trung tại các quốc gia: Canada, Mỹ, Đức, Anh, Thái Lan, Belarus…

Kali Canada là quốc gia chiếm ⅓ sản lượng sản xuất Kali trên thế giới

Quặng Sylvit, Sylvinit,Kainit, Carnalit, Hanksit…là những quặng được dùng để điều chế, sản xuất ra KCl

*

Tác dụng của Kali đối với các loại cây trồng

Cây rau màu

Tăng chất lượng rau quả

Cây ăn trái

Tăng quá trình phân hóa chồi non
Giảm tỷ lệ rụng trái
Tăng khả năng đậu trái
Nâng cao chất lượng nông sản như làm màu sắc trái đẹp hơn, vị ngọt hơn, thơm hơn qua quá trình tích luỹ vitamin, đường.Tăng khả năng bảo quản nông sản lâu ngày sau khi hái.

Cây công nghiệp ngắn ngày

Tăng năng suất
Tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại

Các loại phân bón Kali trên thị trường

1. Phân Kali Clorua (KCl) – phân MOP

Với giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, Kali Clorua (KCl) là loại phân bón Kali phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. 

Kali Clorua có hàm lượng Kali nguyên chất từ 50-60%

Kali Clorua dùng trong giai đoạn bón thúc hoặc bón lót

*
Phân Kali Clorua (KCl) – phân MOP

Đặc điểm phân Kali Clorua:

Dạng bột màu xám đục, xám trắng hoặc màu hồng, kết tinh hạt nhỏ, có độ rời tốt
Là dạng phân chua sinh lýGặp ẩm dễ bị kết dính
Phù hợp với các loại cây lấy tinh bột (lúa mì, bắp), cây lấy dầu (co), dừa

Nhược điểm:

Dư thừa clo khiến đất nhanh bạc màu.Gây độc cho hệ vi sinh của đất

2. Phân Kali Sunphat (K2SO4) – phân SOP

Kali Sunphat là loại phân Kali có giá thành cao hơn Kali Clorua, không gây ngộ độc đất như Kali Clorua.

Phân Kali Sulphate thường được bón cho cây trồng vào giai đoạn trước khi thu hoạch

Hàm lượng Kali trong phân Kali Sulphate chiếm từ 45-50%. Ngoài ra, trong phân này chứa khoảng 18% lưu huỳnh.

*
Phân Kali Sunphat (K2SO4) – phân SOP

Đặc điểm phân Kali sunphat

Dạng tinh thể nhỏ, màu trắng, mịnÍt hút ẩm
Dễ tan trong nước
Dạng phân chua sinh lý. Nếu sử dụng trong thời gian dài tại một khu vực đất sẽ làm tăng độ chua của đất ở nơi đó.Thích hợp với nhiều loại cây trồng.Mang lại hiệu quả cao khi sử dụng trên các loại rau cải, cây có dầu, cây thuốc lá, cà phê, chè.

3. Phân Kali Cacbonat (K2CO3) – Potassium Cacbonat

Phân Kali Cacbonat có chứa khoảng 50-56% hàm lượng K2O.

Đặc điểm phân Kali Cacbonat:

Đây là loại phân có màu trắng, không chảy nước nên rất dễ bảo quản.Phân Kali Cacbonat có tính kiềm, phù hợp cho các loại cây trồng ở khu vực đất chua và không ưa Clo.Tăng lượng tinh bột cho cây lấy củ.
*
Phân Kali Cacbonat (K2CO3) – Potassium Cacbonat

Ưu điểm:

Phân có tính kiềm do đó giúp nâng p
H đất canh tác nhất là vùng đất phèn, đất chua.

Nhược điểm:

Giá thành cao, ít được sử dụng.

4. Phân Kali Magie Sunfat

Kali Magie Sunfat là loại phân đa lượng, cung cấp Kali hoà tan cao cùng nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng với tỷ lệ thành phần:

Thành phần

Tỷ lệ

K2O20-30%
Mg
O
5-7%
S16-22%

Đặc điểm phân Kali Magie Sunfat:

Dạng hạt, dạng tiêu chuẩn
Không chứa Clo, muối
Không làm thay đổi độ p
H đất
Sử dụng hiệu quả trên đất bạc màu và đất cát nghèo.

5. Phân Kali Nitrat – phân NOP

Kali Nitrat cũng là một trong những dòng phân Kali được người nông dân ưa chuộng sử dụng.

Phân Kali Nitrat chứa khoảng 44% hàm lượng K2O và 13% hàm lượng N.

*
Phân Kali Nitrat – phân NOP

Đặc điểm phân Kali Nitrat:

Dạng viên hoặc dạng tinh thể.Dùng để bón gốc hoặc bón lá.Phù hợp với hình thức trồng cây thuỷ canh.Là nguyên liệu để sản xuất phân NPK dạng tinh thể hoặc dung dịch.

Ưu điểm: