Nhật Ký Đọc Sách ” - List 8 Nhật Ký Đọc Sách Mẫu Tốt Nhất Bạn Nên Biết

-
0" ng-click="Clear
Search()" class="header_search_clear d-flex flex-column align-items-center justify-content-center">
Khối lượng: {{Cart.Total
Weight}} (gam) Tổng tiền: {{Cart.Total
Revenue
Str}}đ 0" ng-click="Checkout();" style="cursor:pointer; font-size:13px; font-weight:600"> Thanh toán




0" class="btn" type="button" onclick="window.open("/Checkout","_self")" style="background: #14bdee; cursor:pointer; font-size:13px; font-weight:600; color:white; margin-right:8px"> Thanh toán Đóng
Bạn đã tạo tài khoản thành công Mời bạn nhập cập nhật thông tin cá nhân của bạn: - Cập nhật email để phòng khi bạn quên mật khẩu - Cập nhật thông tin khác để nhận các ưu đãi về sau
*

0" class="m-2"> QUÀ TẶNG KÈM: {{Promotion
Type1<0>.Name
On
Web}}, trị giá: {{Promotion
Type1<0>.Org
Price
Str
Vn}} ₫. Xem quà tặng
Phí vận chuyển: Hà Nội và Hồ Chí Minh: 20.000đ/đơn. Freeship cho đơn từ 500.000đ Các tỉnh khác: 25.000đ/đơn. Freeship cho đơn từ 800.000đ
Thể loại
Độ tuổi
Loại {{General
Info.Book
Type
Name}}
Ngôn ngữ {{General
Info.Languague
Name}}
Hình thức {{General
Info.Book
Cover
Type
Name}}
Màu sắc {{General
Info.Color
Name}}
Chất liệu {{General
Info.Material
Name}}
Phát hành {{General
Info.Issuer
Name}}
NXB {{General
Info.Publisher
Name}}
Tác giả {{General
Info.Author
Name}}
Dịch giả {{General
Info.Translator
Name}}
Phiên bản {{General
Info.Is
Limited
Name}}
Kích thước {{General
Info.Size}}
Khối lượng {{General
Info.Weight}} g
Số trang {{General
Info.Page
Count}}

Nhật kí đọc sách


Giá bìa:
149.000 ₫
Giá bán:
149.000 ₫
Tiết kiệm :
0 ₫
-0%
0" class="m-2"> QUÀ TẶNG KÈM: {{Promotion
Type1<0>.Name
On
Web}}, trị giá: {{Promotion
Type1<0>.Org
Price
Str
Vn}} ₫. Xem quà tặng
Phí vận chuyển: Hà Nội và Hồ Chí Minh: 20.000đ/đơn. Freeship cho đơn từ 500.000đ Các tỉnh khác: 25.000đ/đơn. Freeship cho đơn từ 800.000đ
Chính sách bán hàng Chính sách vận chuyển
Thông tin chi tiết
Thể loại
Độ tuổi
Loại {{General
Info.Book
Type
Name}}
Ngôn ngữ {{General
Info.Languague
Name}}
Hình thức {{General
Info.Book
Cover
Type
Name}}
Màu sắc {{General
Info.Color
Name}}
Chất liệu {{General
Info.Material
Name}}
Phát hành {{General
Info.Issuer
Name}}
NXB {{General
Info.Publisher
Name}}
Tác giả {{General
Info.Author
Name}}
Dịch giả {{General
Info.Translator
Name}}
Phiên bản {{General
Info.Is
Limited
Name}}
Kích thước {{General
Info.Size}}
Khối lượng {{General
Info.Weight}} g
Số trang {{General
Info.Page
Count}}

Giới thiệu
Xem bài giới thiệu trên Facebook

Mình không bao giờ đếm số sách các con đã đọc, cũng không bao giờ khảo bài, kiểm tra, cũng không yêu cầu con thực hiện bất kì báo cáo nào sau khi con đọc xong một cuốn sách. Mình để con đọc thật vui thật thoải mái thôi. Ai muốn gọi là gì cũng được, muốn đánh giá phán xét gì cũng được, muốn tâm tư sao cũng được. Với mình, đọc sách trước hết là một thú vui, là một cách giải trí lành mạnh, là một niềm say mê không vụ lợi. Giống như ăn. Giống như uống. Giống như thở. Giống như yêu. Tất cả những gì xảy ra sau đó sẽ là kết quả tất yếu của một quá trình chuyển biến thuận tự nhiên.

Bạn đang xem: Nhật ký đọc sách

Khi bọn trẻ đọc đến một lượng nhất định nào đó, chúng sẽ tự có nhu cầu phải viết ra. Nếu khi đó mà bọn trẻ chưa có đủ kĩ năng, đủ công cụ để biểu đạt suy nghĩ của chúng, chúng sẽ cảm thấy lúng túng một chút. Thì mình sẽ cung cấp một công cụ để giúp chúng khỏi lúng túng, khỏi bối rối, hỗ trợ chúng cách thể hiện cảm xúc, suy nghĩ sau khi đọc một cuốn sách. Đó chính là cuốn NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH.

Mình muốn nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, mình thiết kế cuốn NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH này không phải để kiểm tra bọn trẻ. Đây là nơi để bọn trẻ thể hiện cảm xúc sau khi đọc một cuốn sách, NẾU CHÚNG MUỐN. Giống như cách mà mình post fb sau khi đọc vậy thôi. Bọn trẻ có thể viết, có thể vẽ, có thể kí hiệu. Cách nào cũng được. Nội dung như nào cũng được. Nhiệm vụ của bố mẹ là cung cấp sách và nhật kí đọc sách cho con, quan sát và lắng nghe con. Một thời gian sau nhìn lại, bố mẹ sẽ thấy con lớn lên như thế thế nào qua mỗi trang nhật kí này (nếu con muốn chia sẻ)

Mỗi cuốn nhật kí đọc sách này thiết kế cho 10 cuốn sách. Trẻ có thể bỏ qua một gợi ý nào đó, thay thế một gợi ý nào đó, thêm vào một gợi ý nào đó. Hoặc có thể chỉ tập trung vào duy nhất một gợi ý nào đó. Mình hy vọng rằng, trẻ sẽ hứng thú với cuốn nhật kí đọc sách còn hơn cả với cuốn sách mà trẻ đọc. Đối với mình, đây chính là quá trình học, quá trình sáng tác, quá trình chuyển hoá từ thông tin tiếp nhận bên ngoài trở thành tri thức tự thân của chính mình, một cách tự nhiên và vui vẻ, không khiên cưỡng và không ép buộc.

Tag Archives: nhật ký đọc sách
Nhật ký đọc sách: “Giấc mơ của bàn tay” (Đinh Trần Phương) & “Thổi hoa về biển” (Đặng Văn
Hùng)

1.Giấc mơ của bàn tay là tập thơ thứ hai của Đinh Trần Phương, người vẫn tận tụy và say đắm với haiku – thể thơ cực tiểu trong kho tàng thi ca nhân loại. Song cuốn sách không chỉ tập hợp những sáng tác của Phương (được chia thành ba phần “Tưởng tượng” – “Rung động” – “Im lặng”) mà còn có cả những tiểu luận rất công phu, tích lũy nhiều tri thức và trải nghiệm của Phương khi đọc và viết thể thơ này. Đã có nhiều tác giả Việt sáng tác haiku nhưng hiếm người suy tư về triết lý và mỹ học của nó đạt đến mức độ sâu sắc như Phương.

*

Haiku có lẽ là thể thơ cổ phương Đông có đời sống thoát khỏi không gian văn hóa truyền thống của nó để lan tỏa và thẩm thấu vào thơ ca hiện đại thế giới. Thậm chí, trong quan sát của tôi, tinh thần của haiku có lẽ trở thành một tinh thần mà nhiều thi sĩ hiện đại trên thế giới hướng đến. Như Octavio Paz, Yves Bonnefoy hay Ko Un… Haiku chứng minh được điều đặc biệt mà chỉ ngôn ngữ thơ ca mới làm được. Nói như lời của Phương, nó nắm bắt một “khoảnh khắc của hiện tại, được nhìn ra, được sáng tạo và được thuần khiết hóa.” Vì những khoảnh khắc được chưng cất và lưu lại ấy trong hình thức tinh giản của ngôn từ ấy, thơ ca cần cho chúng ta.

Phương là người thơ giữ được trong mình sự hồn hậu mà sâu xa của trẻ nhỏ. Phương nhạy cảm trong việc phát hiện thế cân bằng giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới. Sự nhẹ nhõm là điều ấn tượng với tôi nhất khi đọc haiku của Phương, kể cả khi Phương viết về những điều buồn:

Chú chim sẻ nhỏ

đơn côi đậu xuống

muộn phiền trong tôi

*

Bên di ảnh mẹ

mấy bông loa kèn

nhụy dậy du dương

*

Qua con chim

chiếc lồng

lên tiếng hót

Tôi vẫn nghĩ để nhẹ như thế chẳng phải là điều dễ dàng. Nó là cả một quá trình đào luyện tâm thức, thanh lọc khổ đau… không phải mấy ai cũng đạt được. Chỉ trong tâm thái “nhẹ” như thế mới trắc ẩn nghe ra cả tiếng hót của “chiếc lồng”. Bài thơ này, với tôi, gây ngạc nhiên bởi cảm quan đạo đức mà nó gợi ra.

2.Thổi hoa về biển là một tập thơ đẹp khác mà tôi được đọc trong năm qua. Cả Đinh Trần Phương và Đặng Văn Hùng đều là những đồng nghiệp của tôi. Phương dạy Vật Lý và Hùng dạy văn. Hùng không sáng tác haiku nhưng có lẽ cả Hùng và Phương đều gần nhau trong tinh thần thơ ca. Họ bị thu hút về phía sự bí ẩn của niềm im lặng và trạng thái nhẹ của sự sống.

*

Thơ của Hùng nhiều bài tự nó đã có dáng dấp của một bức tranh. Hùng làm thơ rất tự nhiên nhưng bố cục hình ảnh trong thơ của anh là thứ được ý thức rất rõ nét. Bài “Sau khi bước ra từ nhà tắm” cứ làm tôi nghĩ đến tranh của Hopper hay bài thơ văn xuôi “Đàn cá trắng” lại làm tôi liên tưởng đến tranh của Miro và Dali.

Đây là bài thơ mà khi đọc nó, tôi đã thấy hạnh phúc của con người hiện ra nhẹ nhõm, tinh khôi và thơ trẻ như thế này đây:

Tôi nói với bọn trẻ

Phía sau cái cây to đùng ấy

Tôi đã học âm nhạc, hội họa và thi ca

Chúng ồ lên và bất cười

Chỉ có những chú chim, hoa cỏ và ánh sáng thôi

(“Phía sau một cái cây”)

3.Thơ Việt hiện đại vốn dĩ vẫn cứ là nền thơ ca của nhiều giọng nói lớn: khi thì ca tụng, khi thì bất bình; khi thì hùng biện, khi thì bảo ban; khi thì thở than khi thì cười ngạo… Nó không có nhiều những tiếng thơ của niềm im lặng, nhưng thứ thơ ca nhẫn nại giữ lại cho người đời những lát cắt của đời sống mà đôi lúc được nhìn ngắm lại chúng, ta nhận ra sự bí ẩn, sự hài hòa, sự tinh khôi, sự nhẹ nhõm của mọi thứ. Mà rồi cuối cùng, chỉ trong những “lặng yên bất chợt” ấy (chữ của Thanh Thảo), con người mới nhìn ra mình.

Tôi muốn dành bài khai bút đầu năm để cảm ơn Hùng và Phương, những người bạn đã làm tôi biết ơn đời sống này bởi ngôn từ thi ca của các bạn. Thứ ngôn từ thi ca giúp tôi nghe sự im lặng và nâng niu những thứ rất nhẹ ở cõi sống này.

Xem thêm: 10 cách làm món banh gato đơn giản, hướng dẫn từng bước, 5 bước làm bánh gato bằng lò nướng mềm

Nguồn ảnh: Từ facebook của Đinh Trần Phương và Đặng Văn Hùng.


This entry was posted in Góc của mình, Thơ, Văn học, Đọc-nghe-xem-nghĩ and tagged haiku, khai bút, nhật ký đọc sách, Thơ, văn học Việt Nam, đặng văn hùng, đinh trần phương on 6 Th2 2022 by wish.edu.vn.NGỌC GIAO VÀ TIỂU THUYẾT “ĐẤT”: VĂN CHƯƠNG NHƯ TIẾNG KÊUTHƯƠNG

*

1. Tiểu thuyết Đất của Ngọc Giao được hoàn thành tại Hà Nội vào mùa đông năm 1949. Nối tiếp Quán Gió (1948), Đất cũng là câu chuyện “những điều trông thấy” về số phận của những con người nhỏ bé trong cơn li loạn thời chiến. “Những điều trông thấy” ấy, với Ngọc Giao, là hiện thực không thể không viết. Hơn cả một nguồn cảm hứng, viết về nó là trách nhiệm của người cầm bút. Nói như chính lời của ông, nếu không ký thác lại những gì mình đã chứng kiến và suy tư thì “chết mất”.

Nếu Quán gió theo dõi bước lưu lạc của một gia đình thượng lưu thất thế trong cơn xoay vần của thời cuộc thì Đất là câu chuyện về hành trình tản cư chạy loạn của những người nông dân từ đồng bằng Bắc Bộ lên miền thượng du. Cuốn tiểu thuyết chủ yếu trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật trung tâm – Xã Bèo, con người làng quê mà từ cái tên đã gợi ngay liên tưởng đến sự bé mọn, nổi nênh của thân phận trong thời giặc giã. Từ điểm nhìn của con người mà vì thời thế phải từ bỏ nhà cửa, ruộng đồng, gánh gồng cả gia đình tản cư, đối mặt với bao nhiêu bất trắc, nhọc nhằn lẫn tủi nhục, Đất phơi bày một hiện thực của đời sống thời chiến mà có lẽ chỉ văn chương mới chạm tới được.

Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất thường được hiểu thống nhất là cuộc kháng chiến chống Pháp. Khoác ý nghĩa của một cuộc chiến tranh vệ quốc, sự kiện này thường được hiểu là một biến cố liên quan đến vận mệnh của cộng đồng, do đó, cá nhân phải chấp nhận hy sinh chính mình như một lẽ tất yếu. Trong văn học kháng chiến chống Pháp, hình tượng người nông dân kháng chiến là những con người giác ngộ lẽ tất yếu ấy. Dù có lúc họ cũng phải đắn đo lựa chọn giữa “làng” và “nước”, giữa gia đình và cách mạng, nhưng cuối cùng những mâu thuẫn trong họ đều được giải quyết nhanh khi nhận ra nước quan trọng hơn làng, cách mạng ý nghĩa hơn gia đình, thời đại lớn lao hơn từng cá nhân. Những mất mát, chịu đựng trong cuộc chiến, vì thế, nếu có được nhắc đến trong văn học, chỉ hiện diện như những chấm phá. Con đường kháng chiến, vì thế, là đường vui, là đường thời đại, nơi cá nhân hòa vào khối toàn dân đông đảo.

Thứ hiện thực mà Ngọc Giao nhận thấy không thể không viết tương phản với bức tranh sử thi ấy. Từ Quán gió, có thể thấy trong quan sát của Ngọc Giao về thời chiến, ông quan tâm đến những con người yếu đuổi, nhỏ bé, những cá nhân bị mắc kẹt trong thời loạn. Tiểu thuyết Đất đào sâu vào tâm lý bất an và tình thế bế tắc của Xã Bèo: dù sống ở làng hay ở nơi tản cư, lúc nào nhân vật cũng phải sống trong nỗi phấp phỏng bởi chiến tranh; dù cố gắng tìm mọi cách để thích nghi với hoàn cảnh mới nhưng rồi vẫn cứ loay hoay và cô đơn để chống chọi. Đời sống người nông dân thời loạn trong tiểu thuyết của Ngọc Giao thực sự là đời sống của “những người khốn khổ” với chất chồng những gánh nặng: Xã Bèo dắt díu lếch thếch cả gia đình – mẹ già, vợ chửa, con dại, thêm cả trâu cày – rời làng đi tản cư rồi lại lầm lụi, tủi cực quay về làng khi nhà cửa trước đó đã bị phá dỡ theo lệnh của ủy ban kháng chiến, trâu cày nay bị lính theo Tây cướp, người đành phải thay trâu vục mặt xuống đất để làm việc đồng. Hơn một lần, nhân vật của Ngọc Giao cám cảnh khi liên hệ thân phận mình với con vật: “Thế là xong! Thằng người lại trần trụi như con trâu, con bò, con chó. Con vật không biết rằng chúng khổ bởi vì chúng an vui kiếp vật, chứ con người lúc này thấy mình khổ mà không thể nói, kêu nên tự thấy khổ hơn con vật.”

Những “khốn khổ” không thể nói thành lời ấy bị vô hình hóa trong văn học về người nông dân kháng chiến. Trong bức tranh văn học kháng chiến chống Pháp, không có sự hiện diện của những thân phận như Xã Bèo và trong hình dung phổ biến về giai đoạn lịch sử này, những sự chịu đựng của con người như Ngọc Giao khắc họa hầu như không được biết đến, không được nhắc lại. Nhưng chiến tranh, dẫu nhân danh lý tưởng chính nghĩa, vẫn luôn đòi hỏi những sự trả giá khắc nghiệt, do đó, để hiểu về nó, cần thiết phải nghĩ đến cả những cơ cực, cay đắng mà những con người nhỏ bé như Xã Bèo phải gánh chịu, chứ không chỉ những hy sinh vốn đã được cộng đồng ghi nhận và tấn phong như những hành động cao cả. Văn chương Ngọc Giao là một cố gắng “cúi xuống” (mượn chữ của chính ông trong tiểu thuyết Quán gió) để nhìn thấu và nghe thấu những nhọc nhằn và nhục nhằn của những thân phận bé mọn mà nếu chọn một điểm nhìn từ trên cao, người ta có thể không thấy được họ trong khối tập thể của thời đại nơi những cá nhân bị hòa tan trong đó.

2. Đất có thể được định danh là một cuốn tiểu thuyết viết về người nông dân. Không chỉ là tái hiện lại tình cảnh khốn khổ của họ trong thời loạn lạc, giá trị củatiểu thuyết này còn nằm ở những miêu tả và lý giải tâm lý và tính cách của người nông dân trong xã hội Việt Nam truyền thống. Không phải ngẫu nhiên Ngọc Giao lại đặt tên cho tác phẩm là Đất vì mối quan hệ với “đất” chính là yếu tố chi phối tâm lý và những quyết định của nhân vật trong tiểu thuyết.

Xã Bèo – nhân vật của Ngọc Giao – được giới thiệu như là một kẻ xuất thân cùng đinh trong môi trường làng xã nhiều tôn ti và định kiến. Nhờ cật lực lao động và chắt bóp tằn tiện, anh tậu được ruộng, được vườn, cất được nhà. Đối với Xã Bèo, đất trước hết có giá trị thực tế: đất là thứ anh sở hữu được bằng mồ hôi sau bao năm, dẫu chưa phải là cái gì to tát nhưng nó đủ làm dân làng nhìn anh nể trọng hơn, khiến anh có sự kiêu hãnh ngấm ngầm trước kẻ từng khinh miệt mình. Gắn chặt đời mình với đất, Xã Bèo, có lẽ cũng như bao người nông dân khác, chỉ mong cầu một đời sống yên ổn để làm lụng nuôi sống gia đình. Vì thế có thể hiểu nỗi oán hận của anh đối với giặc Pháp khi cuộc sống yên ổn ấy bị phá vỡ và có thể thông cảm cho tâm lý xót xa, tiếc của khi phải dỡ nhà, bỏ vườn, bỏ ruộng đi tản cư.

Sự chăm chỉ, chịu khó là phẩm chất nổi bật của nhân vật. Xã Bèo tương phản với Trương Dần, kẻ từng công khai miệt thị anh, rồi vì cờ bạc nợ nần phải bán đất lại cho anh. Xã Bèo cũng tương phản với Lý Còng, người làng cùng chạy loạn với anh, có thể phó mặc mọi thứ cho thời cuộc. Những trang viết về cảnh làm đồng của gia đình Xã Bèo nơi tản cư và lúc về lại làng có thể nói là những trang viết đi đến cùng hiện thực khốc liệt của cuộc mưu sinh thời loạn. Đất có thể làm ta liên hệ đến Phiên chợ Giát sau này của Nguyễn Minh Châu: cả hai đều là những tác phẩm mô tả công cuộc lao động vắt kiệt sức của người nông dân mà cuối cùng vẫn không thắng được hoàn cảnh khắc nghiệt. Điều đáng nói là tác phẩm của Ngọc Giao gợi lên sự bất an về số phận của Xã Bèo, rằng bất chấp tất cả những khổ nhọc, thậm chí hy sinh của nhân vật cho đất, những gì thuộc về anh lại hoàn toàn có thể bị kẻ khác lấy đi. Những chấm phá về những phần tử cơ hội nơi làng xã trong thời loạn như Trương Dần, cai Quý, Trưởng Nghé hay những chi tiết về những bất công, uất ức mà gia đình Xã Bèo phải chịu khi về làng cho thấy nỗi bất an đó là có cơ sở. Xa hơn nữa, Ngọc Giao, với sự nhạy cảm của mình khi quan sát những diễn biến của thời cuộc, có lẽ đã nhìn thấy những vấn đề sẽ còn trở nên phức tạp hơn ở nông thôn Việt Nam liên quan đến sở hữu đất đai của người nông dân. Những bất cập và hệ lụy của cải cách ruộng đất hay việc tổ chức nền kinh tế nông thông theo mô hình hợp tác xã sau này đều liên quan ít nhiều đến tư duy quan liêu về mối quan hệ của người nông dân với đất từng thống trị một thời. Ở góc độ này, Ngọc Giao đã thực hiện nhiệm vụ cần thiết của một nhà tiểu thuyết, kẻ luôn đề nghị một cái nhìn phức tạp hơn, cận nhân tình hơn so với cách tiếp cận từ nhãn quan giai cấp về các mối quan hệ của con người trong đời sống.

3. Đọc Đất cùng với Quán gióXóm Rá – những tiểu thuyết của Ngọc Giao viết sau 1945, tôi cho rằng việc đánh giá và định vị lại di sản văn học của ông là một đề tài cấp thiết. Thậm chí, nhiều nhận định lâu nay thường được mặc định như là đặc điểm phong cách của ông cũng rất nên được xem lại, chẳng hạn, văn Ngọc Giao đậm chất trữ tình và có xu hướng làm nhòa đi những đường nét trần trụi của hiện thực.

Ba tiểu thuyết này cho phép ta nhìn thấy một khía cạnh khác của văn chương Ngọc Giao. Trong khi vẫn mang chất cảm thương trong giọng điệu, cả ba tiểu thuyết này lại vẫn có sự dữ dội, khốc liệt trong lối trần thuật được đẩy đến độ căng. Cả ba cuốn tiểu thuyết đều kết lại bằng những hành động gây ám ảnh, thể hiện sự quyết liệt trong lựa chọn của nhân vật hoặc sự cùng cực mà con người bị dồn đẩy vào. Trong Quán gió, đó là quyết định của Trâm khi từ bỏ cái thai mình đang mang trong bụng khi biết chồng mình đã giết chết cha mình – người bị coi là kẻ thù của cách mạng. Trong Xóm Rá, đoạn kết là một cảnh tượng vừa khổ đau vừa thách thức khi cô gái điếm sẵn sàng không mặc quần để đưa ma người bạn cùng thân phận như mình như một phản ứng sỗ sàng không khoan nhượng trước xã hội đạo đức giả. Còn ở Đất, cảnh người vợ Xã Bèo, người vừa mới sinh con xong chưa lâu, đã phải thay trâu cùng chồng mình để cày bừa giữa trời gió mạnh lúc tờ mờ sáng là cảnh tượng mà cái khổ, cái nhục của kiếp người tưởng như đã đi đến tột cùng.

Đời người mà như thế này ư!” Tiếng chửi của Xã Bèo kết lại tiểu thuyết Đất cũng là tiếng than ở cấp bi phẫn nhất của nhân vật. Xét đến cùng thì cả ba tiểu thuyết được nhắc đến trên đây đều xoay quanh câu hỏi ấy. Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Ngọc Giao đã nương vào điểm nhìn của nhân vật – những con người nhỏ bé bị sỉ nhục, bị chà đạp, bị đọa đày – để cất lên câu hỏi bức bối ấy. Càng trong buổi loạn lạc, càng cần có một thứ văn chương sẵn sàng trở thành tiếng kêu thương của những con người dễ bị tổn thương nhất bởi sự khắc nghiệt và tàn nhẫn của thời cuộc. Chủ nghĩa nhân đạo theo tinh thần Nguyễn Du này, theo tôi, chính là tinh thần chủ đạo trong tiểu thuyết của Ngọc Giao. Tiểu thuyết Đất đáng được đọc lại và cần được ghi nhận không chỉ như một tác phẩm quan trọng trong di sản văn chương Ngọc Giao mà còn cả trong dòng mạch tiểu thuyết về đề tài nông dân bởi sự nhạy cảm của ông khi quan sát thời cuộc và sự thấu cảm mà ông dành cho những con người nhỏ bé, yếu đuối, dễ bị gạt ra bên rìa và bị vô hình hóa trong những đại tự sự về lịch sử.