Phần mềm phối trộn thức ăn chăn nuôi, feed balancer

-

C. Ghi nhớ

2. Xác định các phƣơng pháp phối hợp thức ăn

2.2. Phần mềm phối hợp khẩu phần ultramix

Ultramix là phần mềm phối hợp khẩu phần của Đại học Exerter (Anh). Là phần mềm đƣợc sử dụng từ năm 1988, chạy trên nền DOS, có thể cài đặt cho các máy có cấu hình thấp từ 286, màn hình đen trắng, chỉ sử dụng bàn phím, không sử dụng chuột.

a. Đặc điểm phần mềm Ultramix

- Có thể áp dụng cho 3 đối tƣợng vật nuôi khác nhau (lợn, trâu bò và gia cầm), sử dụng các thành phần dinh dƣỡng của nguyên liệu thức ăn phù hợp với từng loại vật nuôi.

- Lƣu giữ các công thức thức ăn hoặc khẩu phần ăn (sau đây gọi chung là công thức thức ăn), các nguyên liệu thức ăn với thành phần hoá học của chúng. Khả năng lƣu giữ cho một loại đối tƣợng vật nuôi bao gồm: 32 công thức thức ăn hoặc khẩu phần khác nhau, 92 nguyên liệu thức ăn khác nhau, tối đa 32 loại thành phần dinh dƣỡng khác nhau của một loại nguyên liệu thức ăn

- Có thể dễ dàng tra tìm: các công thức thức ăn hoặc khẩu phần, thành phần dinh dƣỡng của một công thức thức ăn hoặc khẩu phần, thành phần dinh dƣỡng của các nguyên liệu thức ăn đã đƣợc lƣu giữ

- Có thể phối hợp một công thức thức ăn hay một khẩu phần bằng cách lần lƣợt nhập khối lƣợng từng nguyên liệu thức ăn để có kết quả là một công thức thức ăn hay một khẩu phần với giá trị dinh dƣỡng và giá tiền một đơn vị.

- Có thể phối hợp một công thức thức ăn hay một khẩu phần thoả mãn các nhu cầu dinh dƣỡng đề ra đồng thời có chi phí thấp nhất.

b. Hướng dẫn sử dụng Ultramix

Nhắp chuột vào biểu tƣợng Ultramix để khởi động, xuất hiện cửa sổ chọn cơ sở dữ liệu (Hình 8). Dùng phím mũi tên di chuyển vùng sáng để lựa chọn đối tƣợng vật nuôi phù hợp, nhấn phím Enter. Hộp thoại Menu của vật nuôi đã chọn sẽ hiện lên (Hình 9).

Hình 8. Cửa sổ Ultramix Hình 9. Hộp thoại các lựa chọn

Hộp thoại gồm các lựa chọn sau:

- Select and Formulate a Diet: Lựa chọn và phối hợp một công thức thức ăn

- Raw Material Data: Dữ liệu về nguyên liệu thức ăn

- Raw Material Data (by Nutrient): Dữ liệu về nguyên liệu thức ăn (theo giá trị dinh dƣỡng)

- Diet Specifications: Các đặc trƣng của công thức thức ăn - Return to Opening Menu: Trở về mở Menu

- Select a Client File: Lựa chọn tệp của khách hàng

* Xem, chỉnh sửa thành phần dinh dƣỡng của một loại nguyên liệu thức

ăn

- Chọn Raw Material Data, cửa sổ xem và chỉnh sửa thành phần nguyên liệu xuất hiện.

Hình 10. Xem/ sửa thành phần dinh dƣỡng của các nguyên liệu thức ăn Hình 11. Xem/sửa mức dinh dƣỡng của một loại nguyên liệu thức ăn

Nhấn P để xem trang tiếp, N để nhập thêm tên loại nguyên liệu mới, Escape để quay về màn hình trƣớc đó. Chọn loại nguyên liệu bằng cách nhập số thứ tự của nguyên liệu đó vào ô sáng, gõ Enter (Hình 10)

Nhấn D hoặc F để xem thành phần dinh dƣỡng tính theo vật chất khô hoặc tƣơi của nguyên liệu đã chọn Di chuyển ô sáng, nhập số liệu vào để chỉnh sửa thành phần dinh dƣỡng, Nhấn A để hủy bỏ lệnh vừa nhập và quay về màn hình trƣớc, Escape để quay về màn hình trƣớc (Hình 11).

* Xem, chỉnh sửa thành phần dinh dƣỡng của các loại nguyên liệu thức

ăn

Chọn Raw Material Data (by Nutrient), cửa sổ xem và chỉnh sửa giá trị dinh dƣỡng xuất hiện. Nhấn N để nhập thêm chỉ tiêu mới. Chọn loại chất dinh dƣỡng bằng cách nhập số thứ tự của chất dinh dƣỡng vào ô sáng, gõ Enter (Hình 12). Loại chất dinh dƣỡng đã chọn của các loại nguyên liệu xuất hiện. Nhấn phím D (hoặc F) để xem chất dinh dƣỡng có trong vật chất khô (hoặc tƣơi), P để xem tiếp. Di chuyển vùng sáng và nhập dữ liệu để chỉnh sửa. Nhấn A để hủy bỏ lệnh vừa nhập và quay về màn hình trƣớc, Escape để quay về màn hình trƣớc (Hình 13).

Hình 12. Xem/sửa giá trị dinh dƣỡng Hình 13. Xem/sửa một loại chất dinh dƣỡng

* Xem, chỉnh sửa công thức thức ăn

- Chọn Diet Specifications, sau đó chọn Nutrient Levels (Select Diet), cửa sổ xem và chỉnh sửa giá trị dinh dƣỡng của công thức thức ăn xuất hiện. Gõ số thứ tự của công thức thức ăn lựa chọn vào ô sáng nhỏ bên phải dƣới màn hình. Gõ N để nhập tên công thức thức ăn mới. Trang xem và chỉnh sửa giá trị dinh dƣỡng của công thức thức ăn xuất hiện. Nhập số liệu vào để thay đổi các mức tối đa hoặc tối thiểu. Nhấn phím P để thay đổi trang, R để xem tỷ lệ các nguyên liệu thức ăn, N để xem giá trị dinh dƣỡng, Escape để quay về màn hình trƣớc.

- Chọn Diet Specifications, sau đó chọn Nutrient Levels (Select Nutrient), cửa sổ xem và chỉnh sửa giá trị dinh dƣỡng của các công thức thức ăn xuất hiện. Gõ số thứ tự của chất dinh dƣỡng lựa chọn vào ô sáng nhỏ bên phải dƣới màn hình. Trang xem và chỉnh sửa mức dinh dƣỡng của các công thức thức ăn xuất hiện. Nhập số liệu vào để thay đổi các mức tối đa hoặc tối thiểu. Nhấn phím P để thay đổi trang, Escape để quay về màn hình trƣớc.

- Chọn Diet Specifications, sau đó chọn Inclusion Rates, cửa sổ xem và giá trị dinh dƣỡng của các công thức thức ăn xuất hiện. Gõ số thứ tự của chất dinh dƣỡng lựa chọn vào ô sáng nhỏ bên phải dƣới màn hình. Trang xem và chỉnh sửa tỷ lệ các nguyên liệu thức ăn xuất hiện. Nhập số liệu vào để thay đổi các mức tối đa hoặc tối thiểu. Nhấn phím P để thay đổi trang, N để xem giá trị dinh dƣỡng, R để xem tỷ lệ các nguyên liệu thức ăn, Nhấn A để hủy bỏ lệnh vừa nhập và quay về màn hình trƣớc, Escape để quay về màn hình trƣớc.

Công thức phối trộn thức ăn trong chăn nuôi là những kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích, mà trong đó tổng hợp về các công thức trộn thức ăn cho heo, phối trộn thức ăn cho gà, kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt siêu nạc…

*
Công thức phối trộn thức ăn trong chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực đòi hỏi kinh nghiệm về các kỹ thuật con giống, vấn đề chuồng trại đặc biệt là dinh dưỡng, tỉ lệ phối trộn thức ăn… là những yếu tố đòi hỏi cần quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm…

Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đây không chỉ là ngành tạo ra nguồn thực phẩm thiết yếu cho chính chúng ta mà còn là giúp cho nông dân tăng nguồn thu nhập… Vì vậy Thuận Nhật/IAS muốn chia sẻ công thức phối trộn trong thức ăn chăn nuôi để những ai có nhu cầu tham khảo.

Bạn đang xem: Phần mềm phối trộn thức ăn chăn nuôi


Menu bài viết

1. Các nhóm dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi

1. Các nhóm dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi

Phối trộn thức ăn chăn nuôi là phương pháp phối trộn nhiều loại thức ăn có sẵn tạo thành thức ăn tinh hỗn hợp, đó là cách làm hiệu quả đã và đang được áp dụng để tạo ra nguồn thức ăn phù hợp cho từng nhu cầu của vật nuôi…

*

Thông thường thức ăn chăn nuôi được phân chia và phối trộn theo từng nhóm cụ thể, điều này nhằm quản lý dinh dưỡng cụ thể trong chăn nuôi. Và các nhóm phối trộn thức ăn chăn nuôi cụ thể đó là:

#1. Nhóm thức ăn giàu năng lượng

Vai trò: Cung cấp năng lượng cho vật nuôi như việc đi lại, thở, tiêu hóa…

Mục đích: Tạo ra các sản phẩm thịt, trứng, sữa chất lượng…

#2. Nhóm thức ăn giàu đạm

Vai trò: cung cấp chất đạm cho vật nuôi

Mục đích: Hình thành các cơ tạo nên các bắp thịt… (tùy theo mỗi giai đoạn của vật nuôi cần điều chỉnh liều lượng % trong khẩu phần ăn của vật nuôi.)

#3. Nhóm thức ăn giàu vitamin

Vai trò: Cung cấp năng lượng thiết yếu cho mọi hoạt động của cơ thế động vật.

Mục đích: Hỗ trợ các hoạt động chính như tái tạo tế nào, hỗ trợ các chất khác phát huy vai trò. Vitamin là dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể tuy nhiên cơ thể động vật không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn…

Vitamin thông thường tập trung nhiều đối với các loại rau, củ, quả, lá cây…

#4. Nhóm thức ăn giàu chất khoáng

Vai trò: hỗ trợ quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác…

Nhóm này chủ yếu tập trung ở các loại vỏ cua, sò, ốc, hến, tôm, bột xương, vỏ trứng….

Xem thêm: Top 7 Các Dòng Xe Tay Ga Honda Chính Hãng, Giá Tốt Tháng 1 2023 Tem Mới Màu Mới

2. Kỹ thuật phối trộn thức ăn trong chăn nuôi

Phối trộn thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhằm đảm bảo dinh dưỡng, đồng thời tận dụng các nguyên liệu sẵn có để phối trộn tạo ra thức ăn tinh hỗn hợp.

*Yêu cầu chung trong phối trộn thức ăn chăn nuôi:

Yêu cầu tối thiểu đó là các loại thực ăn cần đảm bảo các điều kiện không có mùi lạ, không bị mốc hoặc sâu mọt…Đáp ứng đủ 3 loại nguyên liệu có sẵn để phối trộn
Tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để phối trộn
Xử lý đối với các loại nguyên liệu cần phải rang chín hoặc nung nóng trước khi băm nghiền,Nghiền các nguyên liệu thành dạng bột trước khi phối trộn… xưa kia bà con nông dân thường chế biến thủ công.Còn đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi các công ty thức ăn chăn nuôi đã từ lâu sử dụng máy làm thức ăn, chế biến thức ăn… Có thể tham khảo thêm về máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tùy vào số lượng vật nuôi để tính toán lượng thức ăn phù hợp, ngoài ra chú ý không phối trộn thức ăn quá nhiều sẽ không ăn hết và bảo quản lâu sẽ giảm chất lượng…

Nếu sử dụng máy ép cám viên có thể tự ước chừng lượng thức ăn phù hợp theo kinh nghiệm. Tuy nhiên đối với nhà máy sản xuất khối lượng lớn phải sử dụng đến hệ cân định lượng, vi lượng để đáp ứng sản xuất…

3. Một số công thức phối trộn thức ăn chăn nuôi (Tham khảo)

*
Công thức phối trộn thức ăn cho gà (Phân chia theo từng giai đoạn phát triển)
*
Công thức phối trộn thức ăn cho heo (heo nuôi lấy thịt)
*
Công thức phối trộn thức ăn dành cho bò thịt

4. Hướng dẫn bảo quản và nguyên tắc sử dụng thức ăn sau phối trộn

Lưu ý bảo quản thức ăn sau phối trộn:

Bảo quản thức ăn sau khi đã được phối trộn tại những nơi khô ráo có mái cheKê cao bao bì thức ăn tránh ẩm mốc, bọ, chuột…Thức ăn nên sử dụng sau khi phối trộn trong vòng 7 – 10 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Trong phối trộn thức ăn chăn nuôi đối với các loại vật nuôi đều có một công thức phối trộn riêng biệt, nhằm đảm bảo đáp ứng dinh dưỡng đúng và đủ. Một điều quan trọng trong chăn nuôi là không nên đột ngột thay đổi khẩu phần thức ăn vì như vậy có thể khiến chúng kén ăn và rối loạn tiêu hóa…

Đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, với số lượng lớn việc xác định tỉ lệ phối trộn và các công thức sẵn đã được lập trình cụ thể. Cùng với đó là Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tự động với công nghệ cao nhằm tối đa hóa thức ăn chăn nuôi… Qúy khách có thể tham khảo thêm về dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi!