Các Mô Hình Chăn Nuôi Hiệu Quả, Top 10 Mô Hình Chăn Nuôi Hái Ra Tiền Tại Việt Nam

-

Chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, sự cải tiến trong canh tác và nuôi trồng hiện nay ở nước ta xuất hiện những mô hình chăn nuôi mới lạ mang đến lợi nhuận cao cho người nông dân để từng bước thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam.

Bạn đang xem: Các mô hình chăn nuôi hiệu quả


10+ Mô Hình Chăn Nuôi Mới Lạ Khắp Cả Nước Lợi Nhuận Cao

Làm giàu từ mô hình Nuôi dê Dê kết hợp nhiều con vật khác

Ông Nguyễn Ngọc Danh (xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) là một trong những nông dân sản xuất giỏi cấp huyện 3 năm liền. Với 10 công đất áp dụng mô hình sản xuất đa con, mỗi năm ông Danh lãi hơn 200 triệu đồng.


Quê ở tận Tây Ninh, nhưng lấy vợ rồi lập nghiệp ở xã An Phúc, những ngày đầu, cuộc sống gia đình ông Danh gặp rất nhiều khó khăn. Để mưu sinh, ông Danh phải đi chăn dê mướn, cũng từ đó, ông học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dê.

*

Sau một thời gian, nhờ cần cù, tiết kiệm, ông Danh gầy dựng được đàn dê hơn 20 con, trọng lượng trung bình 20 kg/con. Hàng năm, ông thu về khoản tiền lãi gần 100 triệu đồng từ việc bán dê thịt. Song song đó, ông còn tận dụng những khoảnh đất trống xung quanh nhà để nuôi thêm heo, gà, vịt…

Với mô hình nuôi đa con trên cùng một diện tích, ông Danh thả nuôi ghép cá nâu với sò huyết… Số tiền ông thu được từ sò và cá từ 40 – 50 triệu đồng/năm. Sau 8 năm cần cù lao động, tăng gia sản xuất, đến nay gia đình ông Danh đã thoát cảnh nghèo khó và vươn lên khá giàu.

Không dừng lại ở đó, ông Danh mua heo rừng về gây giống. Từ 2 con heo giống ban đầu, đến nay ông đã có đàn heo rừng giống gần 10 con. Ông Danh tiếp tục nuôi thêm chồn. Hiện, bầy chồn của ông phát triển rất tốt và hứa hẹn thành công.

Các mô hình mà ông Danh thực hiện đều đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với việc phát triển đa dạng các loại hình sản xuất, đây là cách làm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Danh là tấm gương về tinh thần vượt khó vươn lên, năng động sáng tạo trong sản xuất và nhạy bén với thị trường. Đồng thời ông còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với bà con.

Mô hình nuôi heo rừng của anh kỹ sư 9X

Mô hình nuôi heo rừng của anh Đoàn Phan Dinh mang lại thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm

Khác hẳn hình ảnh những chú heo “trắng trẻo – mập mạp – lười vận động” tại các trang trại chăn nuôi thường thấy, hình ảnh những con heo rừng hiếu động, ưa chạy nhảy là ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi heo rừng của anh Đoàn Phan Dinh (SN 1991) ở xã An Khánh, huyện Châu Thành.

Khoảng 9 giờ sáng, không khí ồn ào bao trùm trang trại, những chú heo con chạy khắp nơi, đàn heo trưởng thành thì vật nhau dưới những hố bùn nhão. Thức ăn cho đàn heo ở đây không phải là những viên thức ăn công nghiệp thường thấy, mà là những loại nông sản như: chuối cây, khoai lang, lục bình, bã đậu nành, bã hèm, cám gạo… Những thành phần đơn giản này được phối trộn một cách bài bản thành khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi của đàn heo rừng. Nhờ tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm có tại địa phương nên giá thành sản xuất heo rừng ở đây cũng khá cạnh tranh. Hiện giá heo thịt được xuất bán tại trang trại từ 100 – 120 ngàn đồng/kg, tương đương với giá gà vườn bán tại địa phương.

Anh Đoàn Phan Dinh chia sẻ: “Vào mỗi vụ mùa giá khoai lang ở quê lại rớt thảm nhưng nông dân không có cách nào khác trữ lại, đành bán đổ bán tháo. Trong khi ngành chăn nuôi của mình phải nhập khẩu nguyên liệu với giá đắt đỏ từ nước ngoài để chế biến thức ăn. Đây là trăn trở ám ảnh tôi suốt những năm tháng ngồi ở giảng đường (anh Dinh từng tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Cần Thơ). Từ đó, tôi quyết tâm tìm chọn giống vật nuôi phù hợp, khi đó heo rừng là đối tượng mà tôi nhận thấy có nhiều triển vọng nhất. Vật nuôi này rất có tiềm năng kinh tế, dễ nuôi lại ít dịch bệnh, đặc biệt do có thể tận dụng được nhiều loại phụ phẩm từ nông nghiệp của địa phương nên người nuôi tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận trong sản xuất”.

Thoạt nhìn, trang trại heo rừng của anh “nông dân 9X” này có vẻ rất bình thường, vốn chỉ là vườn nhãn tiêu da bò khoảng 2.000 m2 được cải tạo lại với những ô chuồng và khoảng sân thoáng đãng để đàn heo chạy nhảy, những hố bùn nhão để heo tắm… Theo anh Dinh, trang trại heo rừng của anh ứng dụng hầu hết các kỹ thuật chăn nuôi heo tiên tiến nhất hiện nay.

*

Quả thật, trang trại với quy mô tổng đàn khoảng trên 400 con, nhưng khi bước vào khu vực chuồng trại, chúng tôi không thấy có mùi khó chịu từ chất thải của đàn heo. Để tạo môi trường thông thoáng gần giống với môi trường ngoài tự nhiên của heo rừng, khu vực chuồng được thiết kế khá bài bản và khoa học. Với tập tính ưa di chuyển, thích bới, ủi, đệm lót sinh học là giải pháp hữu hiệu được chủ trang trại chọn lựa do mô hình này giúp kiểm soát tốt chất thải, từ đó các mầm bệnh cũng được cách ly hiệu quả.

Hiện tại, mặc dù heo rừng của anh Dinh nuôi ở đồng bằng, nhưng do được kiểm soát tốt từ khâu giống đến qui trình sản xuất nên chất lượng heo rừng của trang trại này được nhiều khách hàng ở Tây Nguyên và nhiều tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng. Trung bình mỗi năm, trang trại của anh Dinh có thể cung cấp cho thị trường khoảng 1.000 con heo rừng các loại.

Anh Dinh tâm sự: khi Việt Nam tham gia TPP, ngành chăn nuôi sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn từ những mặt hàng chăn nuôi giá rẻ của các cường quốc lớn. Tuy nhiên, tôi tin tưởng với sản phẩm đặc thù như heo rừng và có bước chuẩn bị tốt về sản xuất theo hướng an toàn thì sản phẩm thịt heo rừng vẫn có phân khúc thị trường ổn định”.

Ông Huỳnh Thành Tâm – Trưởng trạm Thú y huyện Châu Thành cho biết, những năm gần đây, một vài nông hộ ở huyện Châu Thành phát triển thành công mô hình nuôi heo rừng. Bước đầu nhận thấy, mô hình này phù hợp với tập quán chăn nuôi của người dân địa phương. Nông hộ có thể tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình cũng như nguồn thức ăn có sẵn nên so với những mô hình chăn nuôi khác thì mô hình này có nhiều thuận lợi. Ngoài ra, nhờ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên và heo được vận động nhiều nên sản phẩm thịt heo rừng rất chất lượng, hấp dẫn người tiêu dùng.

Hiện tại, trang trại chăn nuôi heo rừng của anh Dinh đang được nâng cấp và mở rộng qui mô sản xuất theo hình thức cùng liên kết với nông dân.

Nuôi Gà 6 Cựa Hướng Phát Triển Mới Của Quảng Ninh

Được biết, đây là giống gà khoẻ, dễ nuôi, có khả năng thích nghi cao, gà trống có màu lông đỏ, vàng và đen; gà mái thường chỉ có màu vàng. Gà 6 cựa là giống gà bản địa lâu đời tại địa phương, có đặc trưng thịt chắc, thơm ngon, dễ nuôi. Có tên gọi đặc biệt này bởi chân giống gà này khác với gà thông thường là có thêm một cựa (ngón) nhỏ và cong ở chân. … Gà sau 8 đến 9 tháng thả nuôi thì có thể cho thu hoạch, đạt trọng lượng tối đa từ 2 – 2,2 kg và gà không phát triển thêm dù tiếp tục chăn nuôi. Gà trống thường to hơn gà mái. Gà mái có trọng lượng trung bình 1,5 – 2 kg/con; gà trống thì từ 1,8 – 2,2 kg. Giống gà này chủ yếu phân bố ở các xã vùng cao như Đồng Sơn, Kỳ Thượng… Do thịt ngon, thơm chắc nên giống gà này được người tiêu dùng ưa chuộng, thị trường đánh giá cao với giá bán trung bình trên 160.000 – 200.000 đồng/kg.

*

Theo Ông Lê Đình Anh, Phó Phòng NN&PTNT huyện Hoành Bồ: Để bảo vệ nguồn gen, phát huy thế mạnh của vật nuôi địa phương, đầu năm 2014, huyện Hoành Bồ đã tiến hành dự án phục tráng và nhân rộng mô hình giống gà 6 ngón. Tuy, giống gà này khó nhân giống, tỷ lệ ấp nở rất thấp nhưng nhờ các trang trại nuôi với quy mô lớn đã chủ động đầu tư hệ thống máy ấp nở, nâng tỷ lệ ấp nở thành công đạt từ 50 – 60%. Mô hình thực hiện với sự hỗ trợ ban đầu của chính quyền về giống, vốn, kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh; được triển khai ở các mô hình chăn nuôi quy mô lớn, các trang trại ở thôn Đồng Vang (xã Sơn Dương), thôn Lưỡng Kỳ (xã Thống Nhất)… Bước đầu thực hiện cho thấy hiệu quả tương đối tốt.

Hà Giang: Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật

Được biết, theo số liệu thống kê của tỉnh Hà Giang, đến cuối năm 2015 toàn tỉnh có khoảng 27.862 đàn ong, tăng hơn 6.800 đàn so với mục tiêu phát triển đàn ong giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh. Trong đó, nghề nuôi ong tại 4 huyện vùng cao nguyên đá chiếm hơn 70% tổng số đàn ong của tỉnh, riêng tại huyện Đồng Văn có khoảng 4.500 đàn ong. Mật ong bạc hà là nguồn dược liệu quý hiếm luôn được người tiêu dùng và du khách đón nhận. Với giá bán từ 300 – 350 nghìn đồng/lít (có lúc đạt 500 nghìn đồng/lít); tính bình quân mỗi đàn cho từ 3 – 3,5 lít mật/năm thì tổng sản lượng mật đạt từ 12,5 – 13 nghìn lít, tương đương với giá trị từ 3,5 – 4 tỷ đồng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nuôi. Vì vậy phong trào nuôi ong lấy mật của người dân ngày càng phát triển.

*

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có thêm các chính sách ưu tiên để giúp đồng bào phát triển nghề nuôi ong lấy mật nhằm nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và từng bước đi lên làm giàu.

Thu nhập cao từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

Đến thăm mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình ông Lê Văn Thanh thôn 5 xã Hội Sơn, ấn tượng đầu tiên là hàng trăm cặp chim bồ câu được nuôi nhốt rất khoa học. Bắt một con bồ câu cho chúng tôi xem, ông Thanh chia sẻ: Hiện tại gia đình ông có trên 200 cặp bồ câu bố mẹ sinh sản, tất cả đều là giống của Pháp.

*

Việc nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình ông Thanh bắt đầu cuối năm 2014. Sau khi biết được hiệu quả mô hình nuôi bồ câu Pháp qua phương tiện truyền thông, nhận thấy đây là một mô hình mới, có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của gia đình, ông quyết định đầu tư 20 triệu đồng xây dựng chuồng trại trên diện tích đất 60 m2 và ra Bắc Giang mua 30 cặp giống về nuôi thử.

Qua quá trình nuôi thử, thấy bồ câu Pháp dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn đơn giản, chủ yếu là thóc và ngô, thịt lại là thực phẩm giàu dinh dưỡng, người dân có nhu cầu sử dụng cao, lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc, gia đình ông quyết định thực hiện mô hình này. Nhờ làm tốt khâu chăm sóc nên đàn bồ câu của gia đình ông tăng dần qua từng tháng.

Dẫn chúng tôi đi thăm quan mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình, ông Thanh vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc: Chim bồ câu Pháp rất dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít bệnh tật, sinh sản nhanh và dễ tiêu thụ. Người nuôi chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh chuồng trại, cách phòng dịch và thức ăn. Chuồng trại phải bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, yên tĩnh, bảo đảm tránh mưa và không có gió lùa.

Nuôi cà cuống lấy tinh dầu

Cà cuống thường sống ở vùng ao hồ, đồng ruộng nhưng do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên vùng cư trú của cà cuống ngày càng bị thu hẹp lại. Không chỉ là một nguyên liệu cho nguồn cảm hứng vô tận trong ẩm thực, tinh dầu có trong cà cuống còn giúp kích thích thần kinh, tạo hưng phấn và hỗ trợ hiệu quả cho quá trình sinh sản.

Nắm bắt được công dụng đó, hiện nay mô hình nuôi cà cuống chuyên biệt để lấy tinh dầu xuất hiện và từng bước được nhân rộng. Trung bình một con cà cuống thu được 0,02ml tinh dầu và lượng tinh dầu ở cà cuống đực gấp 20 lần con cái.

Để thu được tinh dầu của cà cuống chúng ta phải tách 2 chân của loài vật này rồi gập nhẹ bụng xuống sẽ thấy xuất hiện hai túi tinh dầu. Khi này nên dùng dụng cụ chuyên dụng nhẹ nhàng lấy túi tinh dầu cho vào lọ hoặc chai để bảo quản nơi kín đáo và sạch sẽ.

Các mô hình chăn nuôi diện tích nhỏ, ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh đang được nhiều nông dân và các hộ gia đình quan tâm nhằm cải thiện kinh tế gia đình, tham gia tích cực vào định hướng tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn. Vậy nên chăn nuôi gì với diện tích nhỏ? Mô hình chăn nuôi nào là phù hợp nhất với bạn. Hãy cùng wish.edu.vn tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.


Nuôi chim cút đẻ trứng

So với mô hình chăn nuôi khác, mô hình nuôi chim cút ổn định hơn rất nhiều, lại đầu tư vốn không nhiều, nguồn vốn quay vòng nhanh, trong 2 năm là có thể thu hồi vốn, khỏe hơn nuôi gà, heo” – đó là những lời chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tường (56 tuổi, Đà Nẵng) với số vốn khởi đầu chỉ từ 40 triệu đồng. Đến nay mỗi tháng ông thu hoạch 8.000 quả trứng, bỏ túi hơn 18 triệu đồng/ tháng.

Nuôi chim cút lấy trứng không tốn diện tích vì bà con có thể làm lồng nuôi theo kiểu xếp tầng. Chỉ cần 1 chiếc lồng cỡ 1.0 x 0,5 x 0,2m ở một tầng đã có thể nhốt được từ 20 – 25 con cút mái. Cút mái có thể bắt đầu cho trứng từ 60 ngày tuổi, trung bình 1 ngày đẻ 1 quả, nếu chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, sản lượng trứng có thể đạt 360 – 400 quả/mái/năm.


*

Nuôi chim cút


Ngoài ra, chim cút còn là một trong những loài chim có sức đề kháng rất mạnh, có thể thích nghi tốt với điều kiện thời tiết, khí hậu. Sau khi mô hình nuôi chim cút đẻ trứng bắt đầu cho lãi, bà con có thể mở rộng hình thức nuôi lấy thịt thương phẩm để bán.

Trứng chim cút và thịt chim cút tuy nhỏ nhưng được thị trường rất ưa chuộng, sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng. Để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, bà con có thể bắt đầu khởi nghiệp với mô hình nuôi hiệu quả, diện tích nhỏ, ít vốn này.

Nuôi bồ câu thịt

Trên thị trường hiện nay, 1 cặp bồ câu thịt có giá bán khoảng 140.000 đồng, 1 cặp bồ câu giống có giá từ 250.000 đồng (2 tháng tuổi) đã và đang giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo, thu lãi cao gấp đôi, gấp 3 lần so với nuôi gà, vịt. Kỹ thuật nuôi bồ câu khá đơn giản, dễ chăm sóc, đặc biệt giống bồ câu Pháp nếu được chăm sóc tốt sẽ đạt tỉ lệ sống sốt lên đến 99%, rủi ro thấp.

Đây là mô hình chăn nuôi hiệu quả phù hợp với diện tích nhỏ vì lồng nuôi của chim bồ câu được thiết kế thành các ô chuồng xếp chồng lên nhau, kích thước mỗi chuồng nuôi thịt chỉ cần dài 10m, rộng 6m, cao 3,5m đã có thể nuôi nhốt với mật độ từ 45 – 50 con/m2. Vật liệu làm lồng nuôi đơn giản, có thể lấy tre, nước hoặc mua lồng làm bằng thép bên ngoài thị trường.

Xem thêm: Nhà Sách Thiết Bị Giáo Dục Nguyễn Tri Phương ? Công Ty Cp Sách Và Thiết Bị Trường Học Tphcm


*

Nuôi bồ câu thịt


Ông Hứa Công Lương (55 tuổi, Đà nẵng) với mô hình nuôi bồ câu Pháp thu lãi từ 15 – 20 triệu đồng/tháng chia sẻ: “Nuôi chim bồ câu Pháp dễ hơn nuôi các loại gia cầm khác, bởi bồ câu Pháp ít bị bệnh, thích ứng tốt với điều kiện nuôi nhốt nên không mất nhiều công chăm sóc, chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế cao.

Nuôi lợn nhốt chuồng

Sau đợt dịch tả lợn châu Phi bùng nổ và lây lan trên diện rộng, đã có rất nhiều trang trại thiệt hại nặng nề, thậm chí mất trắng. Tuy nhiên, với các nông hộ chăn nuôi diện tích nhỏ thì nuôi lợn nhốt chuồng vẫn là phương thức làm kinh tế nhỏ tại nhà đem lại hiệu quả cao.

Thịt lợn đã quá quen thuộc và không thể thiếu đối với thị trường thực phẩm. Tuy nhiên vì tâm lý sợ có chứa chất cấm, chất tăng trọng, có mầm bệnh hoặc sử dụng hóa chất để tẩm ướp thịt nên người tiêu dùng trở nên khắt khe hơn, thậm chí ưa chuộng các mặt hàng nhập khẩu hay thịt lợn của các thương hiệu lớn, có uy tín.

Với một diện tích nhỏ, vốn ít, quy mô hộ gia đình bà con vẫn có thể chăn nuôi lợn để cạnh tranh với thị trường, hướng chăn nuôi ở đây chính là mô hình an toàn sinh học, chăn nuôi lợn sạch.

Chuồng nuôi lợn xây dựng khá đơn giản, vật liệu chính là gạch và bê tông, phía tròng chuồng nuôi ngăn thành các ô bằng thép dày hoặc tường gạch. Mật độ nuôi trung bình từ 0,7 – 1m2/con. Mật độ có thể thay đổi khi đàn lợn lớn. Yêu cầu của mô hình chăn nuôi lợn sạch là chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ nước tắm rửa chuồng trại, có thể thống tiêu nước, tiêu phân, hầm chứa biogas để đảm bảo vệ sinh, hạn chế mầm bệnh…


*

Nuôi lợn nhốt chuồng


Điều quan trọng để nuôi lợn theo mô hình an toàn sinh học diện tích nhỏ mà vẫn đạt năng suất cao là bà con nên thiết lập mô hình chăn nuôi khép kín, tự sản xuất thức ăn từ nguyên liệu sẵn có, các loại ngũ cốc, phụ phẩm công nghiệp, chế phẩm sinh học. Đây là nguồn nguyên liệu có giá thành rẻ, có thể tự sản xuất, kiểm nghiệm dễ tra chất lượng đầu vào. Hơn nữa bà con cũng không phải phụ thuộc vào giá cả lên xuống bấp bênh của thức ăn chăn nuôi trên thị trường.

Nuôi lợn nhốt chuồng theo phương pháp này, bà con vừa có thể tiết kiệm chi phí mua cám công nghiệp lại hạn chế được mầm bệnh cho đàn lợn. Khi xuất bán, thịt thương phẩm thơm ngon hơn hẳn, có giá bán cạnh tranh tốt trên thị trường.

Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty cám Thanh Bình cũng cho biết: “Những hộ chăn nuôi chọn phương án tự trộn cám để giảm chi phí là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đã cung cấp công thức pha trộn cám cũng như các chất cần thiết như vitamin, đậu nành, bột thịt, bột cá… giúp người nuôi heo có thể tự tạo thức ăn chăn nuôi.

Nuôi gà ta thả vườn

Nuôi con gì hiệu quả nhất hiện nay? Một gợi ý cho bà con chính là gà ta thả vườn. Gà ta tuy có thể trọng nhỏ nhưng chất lượng thịt lại thơm ngon, chắc, dai được ưa chuộng hơn cả, đặc biệt trong những dịp lễ tết.


*

Nuôi gà ta thả vườn


Với mô hình nuôi gà ta thả vườn, bà con có thể tận dụng diện tích vườn nuôi của gia đình, xung quanh quây lưới thép, trồng thêm một số cây ăn quả vừa lấy quả vừa lấy bóng mát cho gà.

Chuồng nhốt gà bên trong được thiết kế đơn giản, đảm bảo thoáng mát về mùa hè và kín ấm về mùa đông. Phần lớn gà sinh hoạt ăn uống bên ngoài vườn không yêu cầu diện tích chuồng rộng, hiện đại giống mô hình nuôi nhốt hoàn toàn.

Gà ta thả vườn thường xuyên được tắm nắng, tắm cát không chỉ giúp chúng khỏe mạnh, đẹp mã mà còn ăn uống tốt hơn, hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, nhanh lớn, thịt gà săn chắc, xuất bán có giá trị cao.

Không chỉ nuôi được trên diện tích nhỏ mà chi phí cũng ít, khoảng 25 triệu đồng bà con đã có thể thiết lập khu nuôi có diện tích 250m2, đủ nuôi 1.000 con gà ta.

Cũng giống như nuôi lợn nhốt chuồng, nếu tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn, các loại hạt ngũ cốc, phụ phẩm công nghiệp để tự sản xuất thức ăn thì người dân sẽ tiết kiệm được khoảng 30% tổng chi phí chăn nuôi. Ngoài ra, chỉ cần nắm vững các kỹ thuật nuôi gà ta thả vườn, tỉ lệ đàn gà sống sót đạt từ 90 – 95%, có thể xuất bán sau 4 – 4,5 tháng nuôi.

Nuôi dê cừu quy mô nhỏ

Nuôi dê, cừu quy mô nhỏ cũng là một hướng đi mới giúp bà con trả lời câu hỏi chăn nuôi gì lợi nhuận cao. Hiện nay, thịt dê đực tơ nguyên con móc hàm có giá lên tới 195.000 đồng/kg, thịt cừu đực tơ nguyên con móc hàm có giá khoảng 160.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn hẳn so với nhiều loại gia súc khác.

Nếu có diện tích đồng cỏ, đất đồi, bà con có thể nuôi theo mô hình chăn thả. Tuy nhiên để đạt năng suất cao đồng thời giải quyết khó khăn cho những hộ dân không có diện tích đất đồi, không có thời gian chăn thả thì nuôi dê cừu nhốt chuồng quy mô nhỏ là phù hợp nhất.


*

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng quy mô nhỏ


Chuồng nuôi được làm từ các vật liệu đơn giản, dễ kiếm như tre, nứa, gỗ, lá cọ… Mật độ nuôi dê cừu khi còn nhỏ chỉ khoảng 1,2m2/con, mật độ nuôi con trưởng thành từ 3 – 4m2/con.

Ngoài các giống dê cừu địa phương, hiện nay có rất nhiều giống nhập ngoại cho sản lượng thịt cao, sức đề kháng tốt như dê Bách Thảo, dê Boer… mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho người nông dân vươn lên thoát nghèo.

Dê ăn tạp, ăn được rất nhiều loại thức ăn khác nhau, hầu hết là cỏ tự nhiên, cỏ trồng, lá cây, rau bèo, củ quả…. Đây là một lợi thế, bà con có thể tận dụng trong tự nhiên hoặc tự sản xuất để nuôi vỗ béo dê cừu.

Trường hợp chị Nguyễn Thị Hà (Huyện Thuận Nam, Tỉnh Ninh Thuận), năm 2011, với nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, chị mua 10 con cừu, 15 con dê nuôi sinh sản, sau hơn 2 năm đã trả được nợ lại có thể nuôi các con ăn học. Đến năm 2014, chị học hỏi thêm kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng và tiếp tục chi 20 triệu mua 20 con dê, 12 con cừu về nuôi lấy thịt. Chỉ từ 4 – 6 tháng có thể xuất chuồng, sau khi trừ mọi chi phí, chị thu lãi 15 triệu đồng/ lứa.

Nuôi hươu lấy nhung

Nuôi hươu lấy nhung khép kín là mô hình chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao nhưng lại không cần nhiều diện tích cũng là một gợi ý cho bà con.

Bà con có thể làm chuồng nhốt theo kiểu chuồng hẹp bên trong chia thành các ô hoặc làm chuồng rộng nhốt nhiều con, mật độ hươu đực trong chuồng nuôi khoảng 6m2/con.

Về thức ăn, bà con có thể tận dụng thân cây họ đậu, lá mít, lá duối, quả sung, cây ngô, lá mía, cỏ voi, dây khoai lang, củ khoai lang, rau muống, sắn dây rừng, lá sấu, lá núc nác, lá khế, đu đủ, bí ngô, đay rừng, cỏ mần trầu, rau má, lá bưởi, hồng bì …. các loại hạt ngũ cốc. Nói chung rất phong phú, dễ kiếm.


*

Nuôi hươu lấy nhung


Nếu chăm sóc tốt, từ 14 – 15 tháng hươu sao đã bắt đầu cho nhung, trung bình một con có thể cho 1 – 2 lần nhung, một cặp từ 400gram – 1kg.

Nhưng hươu có nhiều ứng dụng trong ý học, được nghiên cứu sử dụng để chữa nhiều bệnh, giúp tăng sức mạnh của cơ bắp, mau lành vết thương, tăng nhu động dạ dày – ruột, chữa được các chứng di tinh, liệt dương, vô sinh, giúp tăng tuổi thọ… Chính vì vậy, chỉ 1 lạng nhung hươu cấp 1 cũng có giá giao động từ 1.200.000 – 1.400.000 đồng. Nuôi hươu lấy nhung là mô hình làm kinh tế nhỏ tại nhà mà hiệu quả rất cao.

Nuôi lươn trong bể xi măng

Còn với diện tích nhỏ thì nuôi con gì dễ nhất? Câu trả lời chính là nuôi lươn trong bể xi măng. Với mô hình nuôi lươn trong bể xi măng, bà con không cần ao nuôi có bùn như trước đây. Ngoài ra, nuôi lươn trong bể xi măng còn có ưu điểm: có thể nuôi với mật độ cao, dễ chăm sóc, kiểm soát số lượng, dịch bệnh, dễ thu hoạch, tránh hoàn toàn tình trạng lươn đao lỗ đi mất như nuôi trong ao bùn.


*

Nuôi lươn trong bể xi măng


Bà con có thể tận dụng chuồng nuôi lợn cũ để cải tạo lại hoặc xây bể mới gần nhà, diện tích mỗi bể chỉ khoảng từ 4 – 6m2. Nếu mua lươn giống cỡ 1.500 con/kg, thả với mật độ 1000 – 1500 con/m2.

Thức ăn của lươn là cá tạp có giá trị kinh tế thấp, các loại hạt ngũ cốc đem nghiền nhỏ, nấu chín, phụ phẩm từ các nhà máy chế biến như bã bia, bánh dầu đậu nành đậu phộng, dầu dừa… Bà con tận dụng nguyên liệu và tự sản xuất thức chăn nuôi lươn sẽ tiết kiệm được từ 30 – 50% tổng chi phí. Sau khoảng 6 tháng nuôi, lươn có thể đạt trọng lượng khoảng 0,2 – 0,3kg/con, lúc này đã có thể xuất bán.

Ông Trần Đại Trường (Khánh Hòa) chia sẻ: “Sau khi tham gia lớp tập huấn, tôi thấy mô hình của trung tâm đưa ra tương đối dễ làm, nguồn vốn đầu tư thấp nên triển khai và thả nuôi 3.000 con giống. Qua 8 tháng nuôi, lợi nhuận ròng tôi thu được gần 28 triệu đồng”.

Nuôi thỏ

Nuôi gì với diện tích nhỏ? Nuôi thỏ cũng sẽ làm một hướng đi mới giúp bà con làm giàu ngay cả khi không có quá nhiều diện tích và vốn.

Anh Phạm Văn Giảng (30 tuổi, Yên Mô, Ninh Bình) khẳng định: “So với chăn nuôi gia súc, gia cầm thì nuôi thỏ này có hiệu quả cao hơn, không phải suy nghĩ nhiều, vốn đầu tư cho mô hình cũng không cao quá.

Còn chàng trai 9X ở Quảng Nam lại từ bỏ ngành điện tử về quê vay vốn khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ nhốt chuồng khép kín. Với số vốn ban đầu là 250 triệu đồng, anh thiết lập khu chuồng nuôi trên đất rộng 200m2 với 50 con thỏ nái giống. Sau 2 năm nuôi, trang trại của anh đã phát triển lên 100 con thỏ giống và hơn 600 con thỏ thịt, thu lãi hàng trăm triệu mỗi năm.

Với diện tích nhỏ, bà con có thể làm chuồng nuôi theo kiểu 2 – 3 tầng, chia thành các ô nuôi vừa tiện cho việc chăm sóc lại tiết kiệm không gian.


*

Nuôi thỏ chuồng 2 tầng


Thỏ cũng là một loại gia súc ăn tạp có thể ăn được nhiều loại thức ăn của trâu, bò, dê, ngựa…. Do đó khi nuôi thỏ, bà con không cần quá lo lắng về thức ăn, quan trọng chỉ cần nắm vững kỹ thuật nuôi thỏ nhốt chuồng để giảm rủi ro, nâng cao năng suất.

Giá thịt thỏ các loại giao động từ 65.000 – 130.000 đồng/kg. Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao, là món mới, hấp dẫn hơn cả so với nhiều loại vật nuôi khác do đó thị trường đầu ra luôn luôn mở rộng với bà con.

Trên đây là 8 loại vật nuôi mà wish.edu.vn gợi ý chăn nuôi gì với diện tích nhỏ? Hy vọng bà con nông dân, các hộ gia đình không có nhiều lợi thế về đất đai và vốn liếng vẫn có thể áp dụng chăn nuôi, thoát nghèo, cải thiện đời sống gia đình. Chúc bạn sẽ sớm thành công với mô hình mà mình lựa chọn!