Cách Úm Gà Con Từ Ngày 01 Đến Ngày 21 Đúng Quy Trình, Kỹ Thuật Chăn Nuôi

-

Khi ấp trứng gà, nếu các bạn cho gà tự ấp thì sau khi trứng nở bạn có thể cho gà mẹ nuôi con hoặc tách gà con để nuôi riêng. Khi đó, gà con cần phải úm để đảm bảo sức khỏe tốt, thích nghi được với điều kiện của môi trường. Nếu bạn dùng máy ấp trứng cũng vậy, gà con sau khi nở được khoảng 4 tiếng và đã khô lông thì bạn cần cho gà con vào chuồng úm để giúp gà con phát triển tốt trong giai đoạn mới nở này. Cách úm gà con mới nở không khó, các bạn chỉ cần đảm bảo úm đúng kỹ thuật là được. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn cách úm gà con mới nở đúng kỹ thuật để các bạn có thể tự tin úm gà con mới nở mà không cần phải lo lắng vấn đề phát sinh.

Bạn đang xem: Úm gà con từ ngày 01 đến ngày 21 đúng quy trình, kỹ thuật chăn nuôi

*
Kỹ thuật úm gà con mới nở

Cách úm gà con mới nở đúng kỹ thuật

Để úm gà con mới nở các bạn cần phải làm chuồng úm, có mật độ úm thích hợp, nhiệt độ úm không quá nóng không quá lạnh, thời gian chiếu sáng hợp lý, thức ăn nước uống đầy đủ và vệ sinh chuồng úm sạch sẽ. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế đi vào chi tiết các bạn cũng sẽ phải làm khá nhiều công đoạn. Cụ thể như sau:

Vệ sinh và chọn vị trí làm chuồng úm

Các bạn chọn nơi đặt chuồng úm phải cách xa khu vực chăn nuôi để tránh các mầm bệnh từ khu vực chăn nuôi có thể lây sang gà con vì gà con mới nở sức đề kháng yếu dễ nhiễm bệnh. Sau khi chọn được vị trí úm các bạn cần đảm bảo vị trị úm phải thoáng, kín gió và thực hiện về sinh nơi đặt chuồng úm bằng vôi hoặc thuốc khử khuẩn trước 3 ngày làm quây úm.

*
Cách úm gà con mới nở

Chuẩn bị nguyên liệu để quây úm

Các nguyên liệu để làm quây úm rất đơn giản, tùy theo cách làm mà bạn có thể chuẩn bị các nguyên liệu khác nhau. Quây úm thông thường làm từ cót ép hoặc bạt nilon thì cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Cót ép hoặc bạt nilon
Bóng đèn sợi đốt hoặc bóng hồng ngoại
Thanh tre dài để làm nẹp và gác bên trên quây úm để mắc bóng đèn
Dây thép buộc
Chiếu cói hoặc bạt nilon mỏng để phủ bên trên chuồng úm
Trấu dùng để độn chuồng
*
Cách úm gà con mới nở

Cách làm chuồng úm gà con

Với những nguyên liệu trên thì các bạn chỉ cần nhìn hình ảnh là dễ dàng làm được một chuồng úm đúng kỹ thuật. Chuồng úm cần đảm bảo kín gió, tránh được chuột chui vào. Diện tích chuồng úm tùy theo số lượng gà con nhưng cần đảm bảo diện tích của một chuồng úm không nên rộng quá 6m2. Chiều cao chuồng úm khoảng 50 – 70cm và bóng đèn treo cách mặt trấu khoảng 50 – 60cm. Trải trấu dưới nền đảm bảo độ dày của trấu tối thiểu 10cm. Cụ thể về cách làm chuồng úm gà con NNO đã nêu trong bài viết Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở các bạn tham khảo thêm trong bài viết đó để biết thông tin chi tiết.

Sau khi làm xong chuồng úm, các bạn có thể rắc thêm men vi sinh để khi gà thải phân ra trấu sẽ đỡ bị mùi hơn vào mùa hè. Sau khi làm xong tất cả các bước trên và đã làm xong chuồng úm thì các bạn bật bóng đèn lên khoảng 1 tiếng cho nhiệt độ trong chuồng úm ấm lên rồi mới thả gà con vào trong.

*
Cách úm gà con mới nở

Giai đoạn gà con 1 – 7 ngày tuổi

Mật độ úm gà con: 30 – 50 con/m2Nhiệt độ úm gà con: 32 – 34 độ CThời gian chiếu sáng: 24/24 giờ

Giai đoạn gà con 8 – 14 ngày tuổi

Mật độ úm gà con: 20 – 30 con/m2Nhiệt độ úm gà con: 31 – 32 độ CThời gian chiếu sáng: 16 giờ

Giai đoạn gà con 15 – 21 ngày tuổi

Mật độ úm gà con:15 – 25 con/m2Nhiệt độ úm gà con: 30 – 31 độ CThời gian chiếu sáng: 12 giờ

Giai đoạn gà con 22 – 28 ngày tuổi

Mật độ úm gà con: 12 – 20 con/m2Nhiệt độ úm gà con: 28 – 30 độ CThời gian chiếu sáng: 8 giờ
*
Cách úm gà con mới nở

Thức ăn cho gà con mới nở

Thức ăn cho gà con mới nở các bạn nên cho ăn các loại thức ăn công nghiệp đã được bán sẵn trên thị trường để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho gà con. Khi gà con mới nở không nên cho gà con ăn ngay mà phải đợi khoảng 12 giờ sau mới cho ăn. Các bạn không cần phải lo gà con bị đói chết sau khi ăn vì sau khi nở gà con vẫn còn một phần lòng đỏ chưa tiêu hóa hết bên trong cơ thể. Lượng lòng đỏ này có thể giúp gà sống sót được tới 3 ngày nên gà sẽ không sợ bị chết đói nhưng lòng đỏ cũng không cung cấp đủ dinh dưỡng cho gà nên bạn cần cho gà ăn sau 12 giờ kể từ khi nở hoàn toàn. Trước đó, chỉ nên cho gà uống nước là đủ.

Lượng thức ăn cho gà con ăn tùy thuộc theo từng giai đoạn:

Giai đoạn 1 – 7 ngày tuổi: 6 – 7 gam/con/ngày
Giai đoạn 8 – 14 ngày tuổi: 10 – 11 gam/con/ngày
Giai đoạn 15 – 21 ngày tuổi: 14 – 15 gam/con/ngày
Giai đoạn 22 – 28 ngày tuổi: 16 – 22 gam/con/ngày

Khi cho ăn nên cho gà con ăn 2 giờ mỗi lần, mỗi lần chỉ cho ăn một lượng thức ăn vừa phải và khi thấy hết thức ăn mới cho ăn tiếp để kích thích sự thèm ăn của gà con.

*
Cách úm gà con mới nở

Nước uống và thuốc úm gà con mới nở

Nước uống cho gà con mới nở cũng rất quan trọng. Nước uống giúp gà con tiêu hóa tốt và kích thích sự thèm ăn của gà con. Máng nước các bạn cần vệ sinh 1 – 2 lần mỗi ngày để đảm bảo nước uống cho gà con luôn sạch. Nước uống cho gà con mới nở thường sẽ được pha thêm vitamin và glucose để giúp gà tăng sức đề kháng và phòng chống được các bệnh thường gặp như thương hàn, tiêu chảy, … Vitamin và glucose thường đều có trong thuốc úm gà con. Các bạn chỉ cần mua thuốc úm này về pha với nước cho gà con uống là được.

*
Cách úm gà con mới nở

Phòng bệnh cho gà con trong giai đoạn úm

Trong giai đoạn úm gà con, việc phòng bệnh cũng rất cần thiết giúp gà con không bị mắc bệnh. Các bạn xem bảng dưới đây để biết nên phòng những bệnh nào cho gà con. Các loại thuốc thú y dưới đây có giá khá rẻ nên các bạn đừng tiết kiệm mà nên tiêm phòng đầy đủ cho gà con. Ước tính tổng chi phí thuốc thú y cho gà con vào khoảng 7000 đ/con.

Ngày tuổi Tiêm phòng
3 – 5 Nhỏ mắt, mũi cho gà bằng vacxin Newcastle chủng F
7 Tiêm vacxin phòng chống bệnh đậu gà
8 – 10 Nhỏ vacxin Gumboro hoặc tiêm dưới da
21 Phòng bệnh Newcastle chủng Lasota bằng cách cho uống hoặc trộn vào thức ăn
23 – 25 Tiêm nhắc lại vacxin Gumboro
30 – 45 Tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm
Trên 60 Tiêm vacxin Newcastle chủng M cho gà. Sau đó 6 tháng sau lại tiêm nhắc lại

Những lưu ý quan trọng khi úm gà con

Cách úm gà con mùa hè

Mùa hè là mùa có thời tiết nóng bức nên cách úm gà con mùa hè cũng có khác biệt so với những mùa khác. Vào mùa hè, do nhiệt độ môi trường có thể lên đến 35 – 40 độ C nên khi nhiệt độ tăng cao các bạn không cần phải thắp đèn sưởi cho gà nếu không gà sẽ bị nóng quá. Nếu thấy nhiệt độ khu vực chuồng úm quá cao thì cần có biện pháp che chắn và phun sương để giảm nhiệt cho chuồng úm. Ngoài ra, mùa hè các bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho gà sẽ tiết kiệm được chi phí đèn chiếu sáng hơn.

Một điểm lưu ý cuối cùng khi úm gà con mùa hè đó là mùi hôi của phân mà gà con thải ra. Do thời tiết nắng nóng nên chuồng úm dễ có mùi ảnh hưởng đến sức khỏe của gà con. Để giảm mùi phân các bạn có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để giúp phân hủy mùi khi gà con thải phân ra trấu.

*
Cách úm gà con mới nở

Cách úm gà con mùa đông

Úm gà con mùa đông trái ngược với úm gà con mùa hè. Vào mùa đông cường độ ánh sáng yếu nên các bạn cần chú ý đảm bảo thời gian chiếu sáng đủ cho gà con. Nhiệt độ úm gà con cũng vậy, mùa đông bạn nên lưu ý điều chỉnh đèn úm ban ngày và ban đêm để nhiệt độ úm cho gà luôn đảm bảo vì ban đêm và ban ngày nhiệt độ thường chênh lệch nhau tương đối nhiều.

*
Cách úm gà con mới nở

Như vậy, với những kỹ thuật úm gà con mới nở vừa nêu trên, nếu bạn còn thắc mắc về cách úm gà con mới nở, hãy để lại comment để được NNO trả lời bạn nhanh nhất.

Khi làm chuồng úm gà con chúng ta cần phải chú ý tới rất nhiều thứ như chuồng, thiết kế, lồng úm, nhiệt độ và ánh sáng…. Thậm chí là để tăng cao hiệu quả chúng ta cũng cần biết về cách cho gà con ăn, cách chăm sóc và phòng bệnh cho gà… Vậy thì bài viết này sẽ cung cấp tới các bạn toàn bộ những thông tin cần thiết đó.

*
Cách làm chuồng úm gà con và kỹ thuật úm gà hiệu quả nhất hiện nay

Cách làm chuồng úm gà con

Để làm chuồng úm gà con được tốt, nâng cao tỷ lệ sống sót cho gà thì cần phải chú ý tới thiết kế, hướng chuồng cũng như là lồng úm của gà con.

Chuồng nuôi

Các bạn sẽ cần phải làm chuồng ở nơi có vị trí phù hợp với mô hình chăn nuôi. Nơi làm chuồng phải thoáng mát và khô ráo, phân chia thành những khu vực đặt lồng úm, khu chăn nuôi hậu bị và cả khu vực phụ trợ nữa. Xung quanh chuồng nuôi nên có lưới thép hoặc hàng rào quây kín lại, hàng rào có khả năng ngăn cách với bên ngoài và độ cao nhất định.

Khu vực để nuôi, úm gà phải thuận tiện để mắc hệ thống nước, điện sử dụng. Nên của chuồng tốt nhất là lát gạch tàu hoặc xi măng. Nếu là nền đất thì cần nén và nện chặt. Mái của chuồng phải có mức độ cách nhiệt tốt, có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ tuy nhiên đảm bảo được sự chắc chắn và thoáng mát ở trong chuồng.

*
Chuồng nuôi cần khô ráo và thoáng mát.

Lồng úm

Trong chuồng nuôi sẽ cần có chuồng úm gà con thiết kế tại vị trí riêng. Nơi này cần đảm bảo nhiệt độ thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, không bị tác động mạnh mẽ từ mưa, nắng và cả gió nữa.

Quây úm: có thể làm bằng vải bạt, bìa cứng, tre nứa hay là vật liệu có sẵn dễ tìm. Hãy quây chúng lại thành từng ô với chiều cao 2 gang tay, đường kính khoảng 2m, đây là kích thước để úm được 150 con gà con. Tuy nhiên nếu như số lượng gà khác nhau thì các bạn có thể thiết kế lồng úm với kích thước tương ứng. Lô nhỏ có thể 50 con và lô lớn lên tới 400 con.Thiết bị sưởi: có thể sử dụng những loại đèn hồng ngoại nhằm đảm bảo sự an toàn, tuy nhiên nếu không thể thì hãy dùng đèn dây tóc với công suất khoảng 60-100w. Dựa vào tuổi của gà, tình trạng của gà con có trong lồng úm mà khoảng cách để treo đèn sưởi cũng sẽ khác nhau. Đây là việc làm cần thiết để giữ cho gà mới nở được ấm.Chất độn chuồng: có thể dùng mùn cưa, trấu, dăm bào… để độn chuồng. Trước khi độn hãy nhớ phơi khô các loại nguyên liệu và khử trùng trước khoảng 3 ngày. Trước khi thả gà cũng hãy trải chất độn khoảng 1 ngày với độ dày dưới 1 gang tay.Máng ăn uống: cần được bố trí xen kẽ và hợp lý để đảm bảo mọi con gà đều tiếp cận được với thức ăn, nước uống.Rèm che: phải che gió che mưa, che kín chuồng để môi trường xung quanh không tác động vào gà con, ảnh hưởng tới sự phát triển của cả lứa.
*
Lồng úm cao khoảng 40-50cm.

Kỹ thuật úm gà con

Trong chuồng úm gà con có một số yếu tố mà chúng ta cần phải quan tâm gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình nuôi úm gà, nếu như không duy trì được điều kiện thì gà phát triển không được đồng đều, thậm chí là gặp tình trạng bị chết gà.

Yếu tố độ ẩm

Độ ẩm ở trong chuồng nuôi úm cần phải có mức độ phù hợp với giai đoạn tăng trưởng của gà, đảm bảo được chúng có không gian tốt nhất để khỏe mạnh và lớn lên. Để có được độ ẩm phù hợp, thì chúng ta sẽ tiến hành điều chỉnh mật độ số gà nuôi úm nhằm đạt được điều kiện.

Gà 1 tuần tuổi: mật độ nuôi 30-45 con/m2.Gà 2 tuần tuổi: mật độ nuôi 20-30 con/m2.Gà 3 tuần tuổi: mật độ nuôi 15-25 con/m2.Gà 4 tuần tuổi: mật độ nuôi 12-20 con/m2.

Xem thêm: Đọc Sách Nuôi Dạy Con Người Nhật Bản, Top Sách Hay Về Cách Dạy Con Của Người Nhật Bản

Với mật độ nuôi gà úm như này, thì độ ẩm sẽ duy trì ở mức 65-75%, đây sẽ là môi trường lý tưởng nhất để cho gà con phát triển.

Yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ ở trong chuồng nuôi cũng cần phải có mức độ phù hợp với số ngày tuổi của gà con, có như vậy thì tỷ lệ tăng trưởng và thành công của nuôi úm mới đảm bảo.

Gà dưới 1 tuần tuổi: nhiệt độ lồng 32-35, nhiệt độ chuồng 24-26.Gà dưới 2 tuần tuổi: nhiệt độ lồng 28-32, nhiệt độ chuồng 22-24.Gà dưới 3 tuần tuổi: nhiệt độ lồng 24-28, nhiệt độ chuồng 20-22.Gà trên 3 tuần tuổi: nhiệt độ lồng 20-24, nhiệt độ chuồng 18-20.
*
Nhiệt độ trong chuồng cần được đảm bảo.

Yếu tố ánh sáng

Trong chuồng úm gà con thì ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng, bởi chúng không những kích thích sự phát triển cho gà mà con tăng cường đề kháng, giúp cho gà ăn nhiều hơn. Các bạn cần phải cho gà làm quen với ánh sáng tự nhiên để gà có thể đi lại và tự do trong chuồng vào khoảng 2 tuần sau giai đoạn úm.

Gà 1-3 ngày tuổi: chiếu sáng 24h với cường độ 3w và 30 lux.Gà 4-7 ngày tuổi: chiếu sáng 16h với cường độ 3w và 30 lux.Gà 8-10 ngày tuổi: chiếu sáng 14h với cường độ 2w và 20 lux.Gà 11-13 ngày tuổi: chiếu sáng 11h với cường độ 2w và 10 lux.Gà 14-140 ngày tuổi: chiếu sáng 8h với cường độ 1w và 10 lux.

Cách chăm sóc gà úm

Dựa theo tuổi của gà ở trong chuồng úm gà con thì nhu cầu thức ăn cho gà cũng sẽ khác nhau, cụ thể hơn thì:

Gà nhỏ hơn 31 ngày tuổi: cần 17% hàm lượng protein cùng 2900 Kcal/kg.Gà lớn hơn 31 ngày tuổi: cần 15% hàm lượng protein cùng 2700 Kcal/kg.
*
Tùy vào độ tuổi mà lượng thức ăn cũng sẽ khác nhau.

Nguồn thức ăn cho gà úm

Để cung cấp được cho gà úm lượng dưỡng chất cần thiết, thì bạn có thể sử dụng những loại thức ăn có sẵn như là tấm gạo, bột ngô, bột cá, các loại cám, premix vitamin… Ngoài ra thì một số các hạt ngũ cốc cũng có thể được sử dụng. Trong quá trình nuôi không được quên tiêm vắc xin theo đúng quy định.

Nếu như đã cho gà vào bên trong lồng úm thì cần pha đường loãng cùng vitamin nhóm B cho gà. Trường hợp gặp thời tiết nắng nóng có thể sẽ cần phải dùng cả vitamin C nữa. Sau mỗi 3h đồng hồ cho gà uống thì hãy cho gà ăn bột ngô nghiền nhỏ. Sau 3 ngày như vậy thì mới cho gà sử dụng các thức ăn hỗn hợp như ngô, gạo hoặc là đỗ tương.

MUA MEN RẮC CHUỒNG GÀ, KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG GÀ, LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC: https://wish.edu.vn/che-pham-vi-sinh-vat-huu-hieu-emzeo/

Cách cho gà úm ăn

Thức ăn ở trong chuồng úm gà con đều cần phải đường nghiện nhở ở dạng bột mụn hoặc là sử dụng máy ép viên để tạo thành thức ăn. Những viên thức ăn này có khả năng thay thế cho cám công nghiệp, tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng cho gà mà tiết kiệm được chi phí. Trong giai đoạn úm thì gà cần nhiều protein cho nên nãy ưu tiên cho bột đỗ tương hoặc là bột cá.

Sau một khoảng thời gian thì thức ăn cần được chia ra làm 5-6 lần trong ngày và cho ăn dựa theo tuổi của gà. Cụ thể hơn bạn có thể tham khảo lượng thức ăn của gà úm như sau:

Gà 1 tuần tuổi: ăn 5g thức ăn/con/ngày.Gà 2 tuần tuổi: ăn 10g thức ăn/con/ngày.Gà 3 tuần tuổi: ăn 15g thức ăn/con/ngày.Gà 4 tuần tuổi: ăn 20g thức ăn/con/ngày.

Gà úm dưới 1 tháng thì không nên cho ăn rau, tuy nhiên nếu như bị thiếu vitamin thì có thể cho gà trên 30 ngày tuổi ăn một số loại rau xanh. Tuy nhiên thì các loại rau này cần được rửa sạch và thái nhỏ, cùng với đó là kết hợp với một số thức ăn ngũ cốc khác. Ngoài ra thì cũng có thể thái nhỏ rau rồi dùng máy ép viên để giúp kích thích khả năng thèm ăn của gà con.

*
Có thể thái rau cho gà trên 1 tháng tuổi ăn.

Chuyển đổi thức ăn

Có thể trong chuồng úm gà con sẽ bị tồn lại thức ăn cũ và lẫn với thức ăn mới. Vậy thì để chuyển đổi thức ăn mới – cũ cũng như là thức ăn theo từng giai đoạn, các bạn có thể áp dụng công thức sau đây:

Ngày 1: 70% thức ăn cũ + 30% thức ăn mới.Ngày 2: 50% thức ăn cũ + 50% thức ăn mới.Ngày 3: 30% thức ăn cũ + 70% thức ăn mới.Ngày 4: 0% thức ăn cũ + 100% thức ăn mới.

Nếu như thức ăn ở dạng hỗn hợp mà không ép viên thì cần được trộn đều để gà cảm thấy ngon hơn. Không trộn đều có thể khiến cho đàn gà ăn thức ăn không đồng đều và phát triển lệch lạc, không cân bằng với nhau. Để hỗ trợ quá trình này thì các bạn có thể dùng máy trộn thức ăn cho cả trang trại nếu quy mô lớn.

Nước cho gà úm

Ở trong chuồng úm gà con luôn cần duy trì đủ lượng nước dành cho gà, nhất là vào mùa hè hoặc những ngày trời nóng. Tốt nhất các bạn nên dùng nước từ giếng đào hoặc giếng khoan nay nước công cộng, hạn chế nước từ sông suối ao hồ. Hàng ngày cần phải thay nước ít nhất một lần, và theo định kỳ cũng cần thực hiện vệ sinh, cọ rửa, phơi khô máng uống nước nhằm tránh để lại mùi hôi.

*
Hãy luôn đảm bảo cung cấp đủ nước cho gà.

Phòng bệnh cho gà con

Để tăng cường tỷ lệ phát triển của gà con trong quá trình úm gà, chúng ta cần phải phòng bệnh cho gà bằng cách vệ sinh chuồng úm gà con hoặc là tiêm vắc xin nữa.

Vệ sinh chuồng

Không để động vật, chó mèo chạy vào trong chuồng nuôi úm gà.Theo dõi hàng ngày để phát hiện và xử lý kịp thời tình huống phát sinh.Vệ sinh định kỳ, tiêu độc cho chuồng, xử lý nước đọng xung quanh.Cọ rửa chuồng và phun thuốc sát trùng nếu chuồng đã sử dụng trước đó.

Lịch tiêm vắc xin

Gà 03-05 ngày tuổi: dùng thuốc nhỏ mũi và nhỏ mắt bằng vắc xin Newcastle chủng F.Gà 07-08 ngày tuổi: tiêm vắc xin chống bệnh đậu gà.Gà 08-10 ngày tuổi: tiêm dưới da hoặc nhỏ vacxin
Gà 21-22 ngày tuổi: cho gà uống hoặc trộn vào thức ăn vắc xin Newcastle chủng
Gà 23-25 ngày tuổi: dùng nhắc lại vắc xin Gumboro.Gà 30-45 ngày tuổi: sử dụng vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng.Gà hơn 60 ngày tuổi: dùng vắc xin Newcastle chủng M và nhắc lại sau nửa năm.

Với toàn bộ những thông tin về cách làm chuồng úm gà con, cách chăm sóc, cho gà ăn cũng như phòng bệnh cho gà trên bài viết, mong rằng cung cấp được sự hữu ích đến với bạn đọc. Chúc các bạn thành công.