Hạch Toán Chăn Nuôi Gà Hạch Toán Chi Phí Chi Tiết Nhất, Cách Hạch Toán Trong Công Ty Chăn Nuôi
Chăn nuôi gia cầm thịt hiện nay đang là những bước thay đổi đang kể trong tư duy cũng như cách làm của những người chăn nuôi Việt Nam. Chúng ta không chỉ chăn nuôi với mục đích tự cung tự cấp, chăn nuôi tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp mà chăn nuôi hiện nay còn là ngành nghề có thu nhập cao, đòi hỏi người nông dân cần có chi thức, khoa học, tài chính vững vàng mới có thể thành công.
Bạn đang xem: Hạch toán chăn nuôi gà
Tiếp theo chuỗi bài viết hạch toán kinh tế chăn nuôi, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc bài viết “hạch toán kinh tế chăn nuôi gà thịt công nghiệp”, trong bài viết này chúng tôi đưa ra một khía cạnh chăn nuôi để bạn đọc tham khảo và có thể áp dụng một phần vào điều kiện chăn nuôi của trang trại mình để cải thiện cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
Bài viết sử dụng thông tin thực tế chăn nuôi tại một số vùng chăn nuôi gà công nghiệp (gà trắng) lớn như Thái Nguyên, Hà Tây (cũ), Hải Phòng, Vĩnh Phúc . . .
Để có thể hạch toán chăn nuôi một trang trại chăn nuôi gà thịt công nghiệp chúng ta cần lưu ý tới một số chi phí cố định như hao phí chuồng nuôi, hao phí dụng cụ chăn nuôi và các thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai. Tiền thu nhập từ phân gà và gà chết (bán cho trang trại cá sấu). Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không đề cập tới những nội dung trên.
Các chi phí trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp
1. Con giống
Con giống cho chăn nuôi gà thịt công nghiệp hiện nay khá phổ biến và tiện lợi, ta có thể mua với số lượng lớn và được phục vụ khá tận tình.
Trên thị trường hiện nay giá giống khoảng 15.000đ/con một ngày tuổi →10.000 con cần150.000.000đ(1) tiền giống.
2. Thức ăn
Hiện nay các trang trại đang nuôi với quy trình 45 ngày xuất bán, gà có khối lượng bình quân 3,1kg/con.
Với con giống và thức ăn chăn nuôi hiện nay, FCR cho cả đời gà khoảng 1.8. Như vậy, thức ăn chăn nuôi cho gà là 5,58kg thức ăn cho 1 con gà, giá thức ăn trung bình hiện nay là 12.500đ/kg.
→chi phí thức ăn 69.750đ/con →10.000 con là: 69.750 x 10.000 =697.500.000đ(2).
3. Chi phí thú y
Công tác thú y trong chăn nuôi hiện nay ngày một được chú trọng, với chăn nuôi gà thịt công nghiệp chi phí này không lớn nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi và là một phần không thể thiếu hiện nay.
- Chi phí vaccine: Đối với gà thịt công nghiệp (gà trắng) đa số các trại hiện nay đang làm 2 lần vaccine gumboro, 2 lần vaccine newcastle + IB và 1 lần cúm gia cầm (tùy từng trại), tổng chi phí vaccine khoảng 800đ/con
- Chi phí thuốc thú y: Chi phí này có dao động rất lớn đối với mỗi trại, trung bình chi phí này khoảng 800đ/con.→như vậy chi phí thú y cho 1 con gà là 1.600đ/con →10.000 con là16.000.000đ(3).
Chi phí trên còn phụ thuộc rất nhiều vào việc quản lý và quy mô mỗi trại, các loại thuốc được sử dụng trong chăn nuôi có mức giá khác nhau và việc lựa chọn của mỗi trại là khác nhau.4. Chi phí điện nước
Chi phí này cũng phụ thuộc rất nhiều vào quy trình chăn nuôi và kỹ thuật của mỗi trại.Trung bình với trại nuôi gà thịt công nghiệp sử dụng than để úm gà thì chi phí tiền điện khoảng 7.000.000đ/trại 10.000 con, đối với trại úm bằng điện thì chi phí khoảng 9.000.000đ/trại10.000con(4).
5. Chi phí nhân công
Đối với trại 10.000 gà bình thường có 2 nhân công làm việc, tiền lương cho công nhân trại khoảng 3.500.000đ/người →7.000.000đ/tháng →tiền nhân công cho 1 lứa gà là 14.000.000đ (5)
Tổng chi phí cho chăn nuôi 10.000 gà là: (1) + (2) +(3) + (4) + (5) =887.500.000đ. Xem thêm: Kfc Nay Đã Có Hotline Mới 1900 6886, Chỉ Cần Gọi Đặt Hàng Thì
Thu từ bán gà
Như vậy một lứa gà 45 ngày người chăn nuôi thu về khoảng 143.000.000đ chưa trừ tiền hao phí chuồng nuôi, tiền lãi ngân hàng và các chi phí phát sinh khác cũng như rủ ro chăn nuôi.
Tuy nhiên việc chăn nuôi gà thịt công nghiệp đòi hỏi người nuôi cần có kinh nghiệp và am hiểu khoa học kỹ thuật để có thể quản lý tốt đàn gà cũng như nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Ngoài ra vấn đề tài chính cũng là một yếu tố quan trọng do vốn đầu tư ban đầu lớn (chi phí xây dựng trại).
Vấn đề thị trường cũng đang là một yếu tố quan trọng quyết định thành công trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp. Đặc biệt hiện nay, mức độ biến động của thị trường rất lớn đòi hỏi các chủ trại hiện nay cần có những kiến thức về kinh tế, thị trường để quyết định đầu tư và mang về thành công cho trang trại của mình.
Việc giảm chi phí chăn nuôi cũng đang là một trong những yếu được các chủ trại chú ý tới. Hiện nay các trang trại đang thực hiện tự động hóa trong chăn nuôi cũng như thực hiện các biện pháp phòng dịch để giảm các chi phí phát sinh trong quá trình chăn nuôi.
Chăn nuôi gia cầm thịt công nghiệp đang là một trong những ngành đang mang lại hiệu quả chăn nuôi, tuy nhiên trong đó cũng tiểm ẩn nhiều rủi ro trong chăn nuôi. Mỗi một trang trại cần chú trọng trau dồi về kiến thức (chăn nuôi, thú y, và kinh tế) để có thể nâng cao hiệu quả chăn nuôi và dành thắng lợi sau mỗi lứa gà.
Bạn chuẩn bị làm kế toán trong công ty chăn nuôi như: nuôi gà, vịt, trâu, bò, lợn công nghiệp …. Nhưng các bạn chưa nắm được phương pháp hạch toán của loại hình công ty này? Kinh nghiệm là kế toán trong công ty chăn nuôi chưa có nhiều? …. Bài viết này công ty CAF sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc nhé.

Đặc điểm chung của các cty sản xuất trang trại nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản – Cách hạch toán trong công ty chăn nuôi
Doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản với đặc thù đa dạng về các loại cây trồng, vật nuôi, mang tính thời vụ và phụ thuộc vào quy luật sinh trưởng của sự sống nên thời điểm tính giá thành sản phẩm sẽ thường được tính theo chu kỳ hoặc vào cuối năm.
Nguyên vật liệu chính thường bao gồm: Cây giống, con giống, hạt giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vacxin, đồ bảo hộ lao động…
Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản thường bao gồm các loại chính như:
Trồng trọt: trồng rau sạch, thực phẩm sạch, cây ăn quả,..Nuôi trồng thủy hải sản: tôm, cá, cua…Chăn nuôi : gia súc gia cầm: nuôi heo, nuôi gà…Cách hạch toán kế toán trong công ty chăn nuôi gia súc gia cầm

Trong phạm vi chia sẻ hôm nay dịch vụ kiểm toán sẽ chia sẻ đến các bạn cách hạch toán kế toán trong công ty chăn nuôi: gà, vịt, lợn, trâu, bò ….. Theo thông tư 200 và thông tư 133.
Khi các bạn mua giống vật nuôi hạch toán như sau- Cách hạch toán trong công ty chăn nuôi
Nợ tài khoản 154
Nợ Tk 1331
Có Tk 112, 111, 331
Khi các bạn mua thực phẩm, thuốc, vacsin ….. để phục vụ cho việc chăn nuôi các bạn hạch toán như sau:
Nợ tài khoản 152
Nợ Tk 133
Có Tk 111, 112, 331
Khi các bạn mua công cụ dụng cụ để phục vụ chăn nuôi như: máng cho ăn, máng uống nước, bình uống nước …. Các bạn hạch toán như sau:
Nợ TK 152
Nợ Tk 1331
Có TK 111, 112, 331
Chi phí nhân công chăn nuôi như công nhân, nhân viên thú y ….. Các bạn hạch toán chi phí vào từng bộ phận tương ứng như sau:
Nợ TK 641,642, 622
Có TK 334
Khi thanh toán lương công nhân viên các bạn hạch toán như sau:
Nợ Tk 334
Có TK 111, 112 ….
Chi phí điện nước của bộ phận trang trại chăn nuôi: lợn, gà, heo, vịt, bò ….. Các bạn hạch toán như sau:
Nợ TK 627
Nợ Tk 1331
Có TK 111, 112, 331 …
Cuối kỳ các bạn tập hợp chi phí như sau – Cách hạch toán trong công ty chăn nuôi
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Có TK 622.
Có TK 627.
Khó khăn của kế toán trong công ty chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản – Cách hạch toán trong công ty chăn nuôi
Quản lý số lượng tồn kho tối thiểu của vật tư, thức ăn chăn nuôi
Nhiều doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản hiện đang không quản lý được số lượng tồn kho tối thiểu của vật tư, thức ăn chăn nuôi. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch nhập hàng của doanh nghiệp, đặc biệt là những vật tư, thức ăn chăn nuôi hiếm, theo mùa vụ
Quản lý chi phí và quá trình chuyển chuồng của con mẹ
Kế toán doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản đang phải tiêu tốn không ít thời gian, công sức và gặp phải những sai sót trong vấn đề quản lý con mẹ như:
Theo dõi phân bổ và khấu hao chi phí từ mẹ sang con theo thời gian, theo lứa
Quản lý quá trình chuyển chuồng của con mẹ
Quản lý các khoản mục chi phí (thức ăn, vật tư chăn nuôi…) liên quan đến từng ao, hồ, sào hoặc theo từng giai đoạn chăn nuôi
Đối với doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản thì việc quản lý chi phí liên quan đến thức ăn, vật tư chăn nuôi hay chi phí cải tạo ao, hồ là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng giá thành của sản phẩm sau này hiệu quả hơn.
Tài khoản 154 cần chú ý một số điểm sau khi làm trong công ty chăn nuôi
Hạch toán chi phí chăn nuôi phải chi tiết cho từng loại hoạt động chăn nuôi (như chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn,…), theo từng nhóm hoặc từng loại gia súc, gia cầm;
Súc vật con của đàn súc vật cơ bản hay nuôi béo đẻ ra sau khi tách mẹ được mở sổ chi tiết theo dõi riêng theo giá thành thực tế;
Đối với súc vật cơ bản khi đào thải chuyển thành súc vật nuôi lớn, nuôi béo được hạch toán vào tài khoản 154 theo giá trị còn lại của súc vật cơ bản;
Đối tượng tính giá thành trong ngành chăn nuôi là: 1 kg sữa tươi, 1 con bò con tiêu chuẩn, giá thành 1 kg thịt tăng, giá thành 1 kg thịt hơi, giá thành 1 ngày/con chăn nuôi,…
Dịch vụ kế toán CAF chúc quý khách hàng kinh doanh nhiều thuận lợi.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP – TƯ VẤN THUẾ CAF
Gmail: congtycaf
gmail.com
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ
Trụ sở thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng Hooc Môn
Văn Phòng Tỉnh Đăk Lăk
Văn Phòng Tỉnh Bình Dương