Bí Quyết Bón Phân Bón Cho Hoa Hồng Ra Sai Bông, To Và Đẹp, Phân Bón Cho Hoa Hồng Nào Tốt

-

Bí quyết bón phân cho hoa hồng của những người làm vườn thông thái - Công ty Liên doanh phân bón Hữu Nghị


*
Tiếng Việt
*

Những người đã từng trồng hoa hồng hẳn sẽ hiểu rằng, loài hoa này không thể đơm bông rực rỡ nếu thiếu phân bón. Sau đây là một số kinh nghiệm quý trong việc bón phân cho hoa hồng được chúng tôi tổng hợp từ nhiều chuyên gia làm vườn giàu kinh nghiệm. Mời bà con cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Phân bón cho hoa hồng

Sẽ ra sao nếu không bón phân cho hoa hồng?

*

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, nước và dinh dưỡng từ phân bón là nguồn động lực chủ chốt để hồng ra hoa. Cây hoa hồng thiếu phân bón sẽ xuất hiện hàng loạt các vấn đề sau:

Thân cành còi cọc, cây kém phát triển, chồi và lá non mọc chậm
Lá thưa thớt, ngả màu vàng úa hoặc màu xanh đậm, mép lá khô thiếu sức sống
Hoa nhỏ, ít cánh, màu sắc không tươi tắn, không có hương thơm và rất nhanh tàn. Trường hợp cây bị suy dinh dưỡng nặng, hồng thậm chí không thể đậu hoa.

Đối với những người trồng hồng làm cảnh, nếu không chăm chút bón phân cho hoa hồng, việc sở hữu một vườn hồng trong mơ quả thực chỉ có thể xuất hiện trong giấc mơ mà thôi. Còn với các chủ kinh doanh vườn hồng quy mô lớn, nếu không đầu tư cho phân bón hoặc bón phân sai cách, sẽ làm giảm giá trị kinh tế của hoa hồng, tệ hơn là thua lỗ hoặc mất trắng.

*

Vì vậy, hãy ghi nhớ lại ngay những bí quyết bón phân cho hồng chuẩn chỉnh từ chuyên gia được chia sẻ ngay sau đây.

Quy trình bón phân cho hoa hồng theo từng giai đoạn

Giai đoạn 1: Bón lót khi trồng

Hoa hồng ưa khí hậu mát mẻ và đất trồng tơi xốp. Vì vậy khâu bón lót cho đất ươm hồng cần đặc biệt được lưu tâm. Nên trộn lẫn phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ để bón lót cho hoa hồng. Bà con có thể sử dụng phân hữu cơ Anfa Batorganic với liều lượng 500kg/ha/lần, bón lót vùng gốc trước khi gieo trồng cho hiệu quả nhanh hơn các loại phân hữu cơ truyền thống.

*

Trong trường hợp đất chứa phèn, cần bón vôi cho hoa hồng ngay với lượng vừa đủ để cân bằng độ p
H trong đất.

Giai đoạn 2: Bón thúc cho rễ

Sau khoảng 1 tháng trồng, rễ hồng lúc này đã ra ổn định, lượng phân bón lót ban đầu cây sử dụng cũng gần hết. Hãy tiến hành kích rễ cho hồng bằng các loại phân chứa nhiều lân như NPK 13.13.13.

Bà con nên ưu tiên sử dụng phân NPK có tỷ lệ Photpho (P) cao trong thành phần để bón thúc cho rễ mọc dài, khỏe và không bị nấm bệnh. Đây là cơ sở để hình thành nụ và hoa sau này.

Giai đoạn 3: Dưỡng lá, chồi

Thời kỳ trưởng thành là giai đoạn ngay khi hồng mới được cắt tỉa cành. Lúc này, nhu cầu dinh dưỡng để sản xuất lá, mầm và chồi của hoa hồng rất lớn.

Bà con cần bón kết hợp các loại phân vô cơ và hữu cơ. Đối với phân vô cơ nên ưu tiên dòng phân NPK có thành phần Đạm (N) cao. Còn đối với phân hữu cơ – loại dinh dưỡng cực kỳ ưa thích của hoa hồng, bà con có thể sử dụng một số các loại phân hữu cơ truyền thống hoặc các loại phân bón hữu cơ nhập khẩu.

Tuy nhiên, phân hữu cơ truyền thống có nhược điểm là cho tác dụng khá chậm, đồng thời khá mất công, mất thời gian chờ phân hoai mục. Đối với các chủ kinh doanh vườn hồng với quy mô lớn, việc chuẩn bị khối lượng lớn phân chuồng, phân hữu cơ tự sản xuất gần như là điều không thể. Giải pháp là các loại phân hữu cơ dạng viên nén, tiêu biểu là dòng Anfa Batorganic cho hiệu quả nhanh, tiết kiệm thời gian và dễ dàng sử dụng. Phân hữu cơ Anfa Batorganic có hàm lượng dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển của hoa hồng. Cụ thể như sau:

Hàm lượng hữu cơ lên đến 85%N – P2O5 – K2O: 4% – 2.2% -2.5%Axit Humic:3%Axit Fulvic: 2%TE: Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn…

Giai đoạn 4: Dưỡng hoa

Sau khi các mầm cây lên được khoảng 10-15 ngày, giai đoạn lá từ màu đỏ tía hoặc xanh non chuyển sang đậm dần và hồng bắt đầu có nụ. Đây là lúc bà con cần bổ sung bón Kali cho hoa hồng để chuẩn bị cho sự bung nở của những bông hồng to nhất, rực rỡ và xinh đẹp nhất. Như vậy, loại phân thích hợp cho giai đoạn dưỡng hoa sẽ là các loại phân NPK thiên về hàm lượng Kali lớn trong thành phần như NPK 15.5.16

Sau giai đoạn chơi hoa, bà con cắt tỉa hoa và cành tăm đặc biệt kết hợp bón phân hữu cơ rồi lại quay trở lại giai đoạn 3: Bón kích mầm, bón dưỡng lá và chồi.

Nguyên tắc 8 KHÔNG trong bón phân cho hoa hồng

KHÔNG tập trung bón nhiều phân cho cây yếu, còi cọc

Thực chất những cây khỏe mạnh mới cần phải bón nhiều phân, bởi chúng có nhu cầu dinh dưỡng cao và hấp thụ tốt. Đối với những cây yếu, hãy bón phân với lượng nhỏ để cây ăn từ từ, tránh dư thừa phân dễ khiến cây sốc và chết.

KHÔNG bón phân trực tiếp vào gốc.

Nên rải hoặc tưới phân bón cho hồng xung quanh miệng chậu hoặc xung quanh gốc với mật độ không quá dày. Tưới phân định kỳ 7-10 ngày/ lần và nên pha loãng phân với nước để tưới hoặc phun lên lá tùy theo hướng dẫn của từng loại

*

KHÔNG bón phân vào những ngày nắng nóng

Tuyệt đối không bón vào buổi trưa, những ngày nắng nóng tột đỉnh hoặc khi cây đang khô hạn, thiếu nước. Nên bón phân cho hoa hồng vào buổi sáng sớm và cung cấp đủ lượng nước để hòa tan phân bón cho cây hấp thụ.

KHÔNG bón phân khi cây đã ra hoa

Chỉ bón phân trước khi cây ra hoa và sau khi hoa đã tàn. Đặc biệt không phun Kali hay các loại phân bón khác lên hoa sẽ làm cánh hoa bị bỏng và tổn thương.

KHÔNG sử dụng 1 loại phân hữu cơ duy nhất

Bón phân hữu cơ cho hoa hồng quan trọng nhất là phải phối kết hợp. Chẳng thà không bón gì vẫn hơn cứ bón triền miên 1 loại phân không cân đối dinh dưỡng.

KHÔNG bón khi sâu bệnh

Cây sẽ ngừng phát triển do stress nếu bị nhiễm sâu bệnh. Vì vậy nên nhớ phải xử lý xong sâu bệnh hãy bón phân cho hoa hồng.

KHÔNG bón các loại phân “vớ vẩn”

Chỉ nên mua các loại phân hóa học có nhãn mác hướng dẫn lượng bón để bón đúng liều lượng. Tránh các loại phân bón được tách lẻ đóng túi, chai không có hướng dẫn. Khả năng cao đây là các loại phân giả, kém chất lượng.

KHÔNG nên bón các loại phân hữu cơ tươi

Hoa hồng thường ưa phân hữu cơ hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý khi chọn mua phân hữu cơ uy tín. Nếu phân trùn quế chưa đạt đủ thời gian nuôi, phân bò, phân gà chưa ủ hoai mục có thể mang nguồn nấm bệnh cho cây, sinh ra dòi bọ, mùi khó chịu khi bón.

Xem thêm:

Công ty liên doanh phân bón Hữu Nghị cung cấp tất cả các dòng phân NPK và phân bón hữu cơ cho hoa hồng. Được sản xuất theo công nghệ hóa lỏng ure và tạo hạt bằng hơi nước, dây chuyền hoàn toàn khép kín của Nhật Bản, phân bón Hữu Nghị luôn cam kết chất lượng hoàn mỹ, dinh dưỡng tối ưu, tiết kiệm chi phí và an toàn với môi trường.

Liên hệ ngay Hotline 0237 394 8686 để được tư vấn chi tiết bộ sản phẩm phân bón Hữu Nghị chuyên dùng cho hoa Hồng.

Thực vật cần rất nhiều dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên mỗi giống cây lại có những yêu cầu khác biệt về dinh dưỡng. Vậy bạn có biết hoa hồng cần bổ sung những gì để cho một mùa hoa “bội thu” và đảm bảo sức khỏe cho cây? Nếu bạn chưa nắm rõ thì đừng bỏ qua những thông tin chia sẻ về phân bón cho hoa hồng nào tốt – cách bón chuẩn kỹ thuật dưới đây nhé.


Hoa hồng cần những loại phân bón nào?
Hai loại siêu phân bón cho hoa hồng tốt nhất hiện nay
Cách sử dụng phân bón cho hoa hồng như thế nào là đúng và đủ?
Kỹ thuật bón phân cho vườn hoa hồng cắt cành

Tại sao cần phải sử dụng phân bón cho hoa hồng?

Phân bón cho hoa hồng mang lại nhiều tác dụng và lợi ích hơn bạn nghĩ. Không chỉ giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa, phân bón còn mang tới những ảnh hưởng tích cực lâu dài lên đất đai, sinh thái môi trường canh tác. Đây chính là lời giải cho câu hỏi tại sao cần phải sử dụng phân bón cho hoa hồng.

*
Tại sao cần phải sử dụng phân bón cho hoa hồng?

Cụ thể những lợi ích mà phân bón mang lại bao gồm:

Phân giải và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng dễ hấp thụ: các dinh dưỡng trong phân bón sẽ giúp cho hoa hồng khỏe mạnh hơn, cành hồng cứng cáp, hoa tươi màu,…Phân bón giúp cây hoa tăng “sức đề kháng” để kháng lại sâu bệnh và thích nghi tốt hơn với các diễn biến thời tiết (mưa, rét, nắng nóng,…)Phân bón cũng hỗ trợ phục hồi chức năng của đất trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất. Sau mỗi mùa canh tác, phân bón được sử dụng sẽ giúp cân bằng và hồi phục các đặc tính sinh – lý – hóa, phục hồi giá thể trồng hoa để tạo điều kiện thuận tiện nhất cho mùa canh tác tiếp theo.

Hoa hồng cần những loại phân bón nào?

Như chúng ta đã vừa đề cập ở thông tin phía trên, mỗi loại thực vật sẽ có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Chính vì vậy mà loại phân bón chúng cần cũng có sự khác biệt. Vậy đối với hoa hồng, đâu là loại phân bón phù hợp với giống cây này?

Những loại phân bón phù hợp và cần thiết cho hoa hồng

Ở phần thông tin này, chúng tôi sẽ liệt kê cụ thể các loại phân bón cần thiết cho hoa hồng. Bạn đọc hãy tham khảo và ghi chú lại để có thể chăm sóc tốt nhất cho vườn hồng của mình nhé.

Phân vô cơ hay phân bón hóa học có chứa các yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng, có:Các loại phân đơn bao gồm: phân đạm Ure, phân lân, phân đơn kali,…Phân bón tổng hợp NPK
*
Các loại phân đơn bao gồm: phân đạm Ure, phân lân, phân đơn kali,… là cần thiết cho hoa hồngPhân bón hữu cơ, bao gồm có các loại:Phân chuồng
Phân xanh
Phân bón lá
Phân vi sinh
Rác, hữu cơ vi sinh,…

Nên sử dụng 1 hay nhiều loại phân bón cho hoa hồng?

Như bạn đọc thấy đấy, có rất nhiều loại phân bón có thể sử dụng cho hoa hồng. Vậy chúng ta nên chọn ra 1 loại trong số đó hay nhiều loại để chăm sóc cây?

Mỗi loại phân bón sẽ có những tác dụng nhất định với 1 bộ phận cây trong 1 thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định. Chính vì vậy mà trong quá trình chăm sóc, bạn nên kết hợp sử dụng nhiều loại phân bón tùy vào tình trạng và nhu cầu dinh dưỡng của hoa hồng. Như vậy sẽ tạo ra hiệu quả trồng hoa tốt nhất.

Hai loại siêu phân bón cho hoa hồng tốt nhất hiện nay

Hoa hồng rất ưa thích các dòng đạm sinh học hữu cơ từ 100% thiên nhiên. Hai sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay được ví như là loại siêu phân bón dành cho hoa hồng là đạm cá và phân đậu nành ủ humic. Các sản phẩm này dùng men vi sinh để ủ các nguyên liệu từ thiên nhiên nên rất an toàn cho cây trồng và không sợ ngộ độc hữu cơ.

Công dng cơ bản của 2 loại đạm sinh học

Kích rễ khỏe – Mầm mập – Chồi cực mạnh
Hoa sai – Bông to – Đậm màu – Lâu tàn
Cung cấp dinh dưỡng Đa – Trung – Vi lượng đầy đủ và cân đối
Tăng sức đề kháng, cây khỏe chống sâu bệnh
Tăng độ tơi xốp cho đất, cải tạo đất, giải ngộ độc đất
Cung cấp hệ vi sinh vật hữu ích, kali hữu hiệu cho cây
Phục hồi cây trồng nhanh chóng
Giúp cây hấp thụ tối đa dinh dưỡng có trong đất

Đạm cá humic Đức Bình

Đạm cá humic Đức Bình là sản phẩm dịch đạm sinh học được chế biến bởi công thức ưu việt dành riêng cho hoa hồng. Đạm cá humic Đức Bình – chuyên gia cải tạo đất, cung cấp đạm sinh học ( amino acid ) cho cây trồng, tăng hiệu suất hấp thu dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là hoa hồng, hoa lan, cây cảnh, rau quả

*
Đạm cá humic Đức bình sản xuất chuyên biệt dành cho hoa hồng

Phân bón đậu nành ủ humic trứng chuối Đức Bình

Phân bón đu nành Humic Đc Bình là dòng sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh được lên men đậu tương, trứng, chuối bằng men vi sinh EMZEO đồng thời bổ sung Humic để ủ. Đây là sản phẩm được nghiên cứu kỹ càng dành riêng cho hoa hồng, kích rễ rất khỏe, hoa sai, bông to và rất lâu tàn.

*
Sử dụng phân bón đậu nành humic trứng chuối cho hoa hồng rất hiệu quả

Cách sử dụng phân bón cho hoa hồng như thế nào là đúng và đủ?

Phân bón cho hoa hồng là rất cần thiết để chăm sóc và tạo ra một mùa canh tác tốt nhất. Tuy nhiên, phân bón cần phải được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm thì hiệu quả mới như mong muốn.

Vậy bạn đã biết cách sử dụng phân bón hoa hồng như thế nào cho đúng?

Kỹ thuật bón phân cho vườn hoa hồng cắt cành

Vườn hoa hồng sau khi đã cắt cành (tức vừa thu hoạch xong) thì cần được chăm sóc để phục hồi sức khỏe cây thay vì bón phân để tăng trưởng. Do đó, kỹ thuật bón phân bạn cần thực hiện bao gồm:

*
Sử dụng các loại thuốc diệt kiến, mối, thạch sùng để bảo vệ cây trồng từ dưới đất

Người trồng hoa hồng cần sử dụng các loại thuốc trừ kiến, mối và thạch sùng vào hố trước khi trồng cây. Sau đó, bạn sẽ thực hiện giai đoạn bón lót, bón thúc sau thu hoạch cực kỳ cần thiết để chuẩn bị lớp nền sinh thái tốt nhất cho mùa tiếp theo.

Kỹ thuật bón lót trước khi trồng hoaBón lót cho hoa hồng thường phải được thực hiện từ 7 đến 10 ngày trước khi trồng. Trong trường hợp cần trồng nhanh thì thời gian bón lót ít nhất cũng phải được thực hiện trước 3 ngày.Công thức bón lót cho cây bao gồm: 15 tấn phân chuồng (phân trùn quế 7 – 10 tấn) + 15 tấn tro trấu + 150 – 200kg phân super lân, 150 – 200kg phân KCl. Trong trường hợp đất bị nhiễm chua thì bạn cần trộn thêm 150 – 200 kg vôi bột ( liều lượng tùy chỉnh vào độ chua của đất). Liều lượng này được sử dụng tương ứng với 0.5 ha trồng hoa hồng, tùy diện tích trồng mà bạn hãy điều chỉnh cho phù hợp.Chuẩn bị xong phân bón, tiến hành trộn đều lượng phân trên trong hố trước khi trồng cây con.Kỹ thuật bón thúc trong quá trình trồng hoaBón thúc cho hoa hồng cần được thực hiện định kỳ 15 – 20 ngày/lần với lượng từ 300 – 300kg phân NPK. Cùng với việc bón thúc phân NPK, người trồng hoa hồng cần kết hợp các công việc làm cỏ, vun xới đất để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Lưu ý sau mỗi lứa hoa cần tiền hành tỉa cành và bón bổ sung 2 – 6 tấn phân trùn quế. Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 20 – 30 tấn phân trùn quế

(Liều lượng trên áp dụng cho 0.5 ha trồng hoa).

Kỹ thuật bón phân cho những cây hồng trồng trong chậu

Kỹ thuật sử dụng cho phân bón cho hoa hồng đối với cây trồng trong chậu sẽ có sự khác biệt đối với hoa hồng cắt cành trồng vườn. Cụ thể:

Tùy vào kích thước chậu, lượng đất mà bạn sẽ tạo các rãnh từ 3 đến 5cm xung quanh thành chậu để thực hiện các thao tác bón phân, tưới nước. Việc tạo rãnh cần được thực hiện cẩn thận, tránh động tới phần rễ vì cây con rất dễ bị nhiễm bệnh nếu rễ bị tổn thương.Cây hoa hồng sau khi được trồng từ 3 đến 5 ngày sẽ tiến hành phun phân bón lá trộn với phân trùn quế. Việc bón phân sẽ được thực hiện bằng cách hòa trộn các loại phân với nước rồi tưới vào gốc để giúp kích thích rễ tăng trưởng, phát triển tốt giúp màu hoa đẹp hơn.
*
Cây hoa hồng sau khi được trồng từ 3 đến 5 ngày sẽ tiến hành phun phân bón lá trộn với phân trùn quế.sau 10 – 15 ngày trồng khi rễ bắt đầu ra, tiến hành trộn phân NPK với nước để tưới cây với tỷ lệ 20:15 (Liều lượng: từ 50 -100gr/10 -15 lít nước, khoảng 20 – 30 ngày bổ sung 1 lần). Khi cây lớn hơn thì tự điều chỉnh tăng lượng phân và dãn cách ngày tưới. Bạn nên bổ sung thêm phân trùn quế trong những đợt bón phân bổ sung hữu cơ để giúp NPK được hấp thụ tốt vừa cải tạo đất và giá thể trồng hoa.

Bón phân khi hồng đã cho hoa ổn định

Khi hoa hồng đã cho hoa ổn định, việc bón phân vẫn cần được tiến hành như sau
L

Bón bổ sung phân hữu cơ từ 200 – 500 gr/gốc và phân NPK 40 – 50gr/gốc
Bạn có thể bón thay thế hỗn hợp trên bằng phân trùn quế SFARM Pb01 300 – 800gr/gốc
Thời điểm bón phân: cứ 7 – 10 ngày bón/lần và vào các giai đoạn: hoa tàn hết, khi cắt tỉa cành, đầu mùa mưa và giữa mùa mưa, trước khi hoa hồng nở.Sau 3-5 tháng trồng hồng, bạn cần phải thay 1 nửa lượng đất cũ trong chậu trồng và bổ sung thêm phân hữu cơ, phân organic và trùn quế với lượng tương ứng từ 1 đến 2kg/ chậu.
*
Sau 3-5 tháng trồng hồng, bạn cần phải thay 1 nửa lượng đất cũ trong chậu trồng và bổ sung thêm phân hữu cơ

Trên đây là 1 số chia sẻ liên quan đến phân bón cho hoa hồng và chia sẻ cách bón phân chi tiết dành cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin này đủ hữu ích để giúp bạn bổ sung thêm vào kiến thức chăm sóc hoa tốt hơn.